Tăng cường phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh

Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 710/UBND-NLN về việc tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện phòng, chống bệnh cúm gia cầm.

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 6 ổ dịch cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại tỉnh Tuyên Quang, Nghệ An, Tiền Giang và Long An với hơn 17.245 con gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy bắt buộc (tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2024). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra ổ dịch CGC. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của bệnh CGC, nguy cơ xuất hiện và lây lan dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2024 đã ghi nhận 960 ổ dịch cúm gia cầm (CGC) trên toàn cầu; số gia cầm mắc bệnh là hơn 83,7 triệu con, số gia cầm chết, hủy là hơn 79 triệu con và có nhiều ca mắc CGC trên người (gồm các chủng A/H5N1, A/H5N2, A/H5N6, A/H9N2, A/H9N2 và A/H10N3); đặc biệt tại Hoa Kỳ, bệnh cúm A/H5 đã được ghi nhận hơn 440 con bò sữa tại 15 bang và lần đầu tiên phát hiện vi-rút cúm A/H5 trên lợn ở quốc gia này.

Để chủ động kiểm soát, phòng chống có hiệu quả dịch bệnh CGC, đồng thời thực hiện Văn bản số 980/BNN-TY ngày 12/2/2025 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố quán triệt, thực hiện nghiêm, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh CGC, tập trung triển khai một số nội dung.

mg-6719.jpg
Các địa phương cần sớm triển khai các biện pháp cần thiết để bảo vệ đàn gia cầm trước dịch cúm.

UBND các huyện, thị xã, thành phố: Quán triệt, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, chính quyền cấp xã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh CGC; chủ động giám sát dịch bệnh trên địa bàn, nhất là các khu vực chăn nuôi gia cầm số lượng lớn, mật độ cao, khu vực tập kết, buôn bán gia cầm... để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý triệt để, không để dịch bệnh lây lan; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dịch dẫn đến dịch lây lan trên diện rộng; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch bệnh, tiêm phòng vắc-xin CGC theo quy định.

Rà soát, tổ chức tốt việc tiêm phòng vắc-xin kỳ I/2025 cho đàn gia cầm, đảm bảo tỷ lệ trên 80% tổng đàn trong diện tiêm; thường xuyên tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm theo từng lứa tuổi.

Trường hợp xảy ra ổ dịch CGC trên địa bàn cần tập trung nguồn lực xử lý dứt điểm ổ dịch, không để dịch bệnh kéo dài, lây lan diện rộng; tổ chức phòng, chống dịch theo đúng quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh CGC đảm bảo hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác phòng, chống bệnh CGC trên địa bàn tỉnh; chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ các điều kiện đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch…

Sở Y tế: Chủ động triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, sản phẩm gia cầm để cách ly, điều trị và quản lý kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tốt các biện pháp phòng, chống bệnh CGC.

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai: Đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh CGC để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.

Các cơ quan, đơn vị liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công tại các văn bản nêu trên, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh CGC trên địa bàn tỉnh.

Chi tiết Văn bản số 710/UBND-NLN về việc tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện phòng, chống bệnh cúm gia cầm xem tại đây.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Về đích nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực thực hiện. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã duy trì 15/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thu nhập vượt mức so với yêu cầu đề ra. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 47,5 triệu đồng/người/năm (vượt 2,5 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu).

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

HĐND huyện Bảo Yên vừa thực hiện đợt khảo sát chuyên đề về tình hình thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng diện tích trồng dâu còn chậm, đến nay mới trồng được 52,3 ha, đạt 17,3% so với chỉ tiêu giao năm 2025 là 300,7 ha.

fb yt zl tw