Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của tổ chức khai thác khoáng sản

Chiều 5/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày tóm tắt Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày tóm tắt Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Mở đầu phiên làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đã trình bày tóm tắt Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, về quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất khoáng sản được khai thác (Điều 8), có ý kiến đề nghị bổ sung quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hằng năm hỗ trợ chi phí đầu tư, nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường nhằm tăng cường hơn trách nhiệm của tổ chức khai thác khoáng sản.

Quang cảnh phiên làm việc chiều 5/11. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)
Quang cảnh phiên làm việc chiều 5/11. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Đối với nội dung này, có 2 loại ý kiến, bao gồm:

Loại ý kiến thứ nhất: Bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 8 theo Phương án 1 như dự thảo Luật (Chính phủ đề nghị bổ sung). Loại ý kiến thứ hai: Giữ như quy định của Luật Khoáng sản hiện hành theo Phương án 2 tại khoản 3 Điều 8 dự thảo Luật.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cả hai phương án nêu trên đều có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến về nội dung này.

Về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 101), Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến cho rằng, quy định về tiền cấp quyền là không khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn; một số ý kiến đề nghị bỏ nội dung thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đồng thời xem xét tăng mức thu thuế tài nguyên khoáng sản; đề nghị làm rõ sự khác nhau giữa tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên và có giải pháp cắt giảm thủ tục hành chính.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, qua 13 năm thực hiện, chính sách “Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản” đã góp phần hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, đồng thời cũng là một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Để giải quyết những hạn chế, vướng mắc hiện nay, dự thảo Luật đã quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế. Với quy định nêu trên, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ không bị ảnh hưởng bởi trữ lượng địa chất, trữ lượng không được khai thác, không thể khai thác hết; hoặc vì lý do khách quan chưa thể đưa mỏ vào khai thác.

Về sự khác nhau giữa tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên, đối với thuế tài nguyên, tổ chức, cá nhân tự kê khai sản lượng khai thác thực tế và nộp theo tháng và được quyết toán theo năm.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày tóm tắt Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày tóm tắt Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Đối với tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, dự thảo Luật đang quy định theo hướng cơ quan quản lý nhà nước sẽ phê duyệt theo trữ lượng khoáng sản, tổ chức, cá nhân sẽ nộp 1 lần vào đầu năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế theo thời kỳ (có thể 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm). Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nộp thừa sẽ được chuyển sang kỳ nộp tiếp theo, trường hợp nộp thiếu thì nộp bổ sung.

Đối với tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, trên cơ sở quyết định phê duyệt và quyết toán thuế tài nguyên, tổ chức, cá nhân chỉ phải nộp 1 năm 1 lần, không làm phát sinh thủ tục hành chính trong việc kê khai, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

"Bệ phóng" cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông

"Bệ phóng" cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) vừa được ký kết sẽ là “bệ phóng” cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang UAE và khu vực thị trường Trung Đông.

Chế biến sâu nâng cao giá trị dược liệu atiso Sa Pa

Chế biến sâu nâng cao giá trị dược liệu atiso Sa Pa

Với nhiều lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu trong phát triển cây dược liệu và thế mạnh chế biến sâu cây dược liệu atiso, thị xã Sa Pa đã từng bước nâng cao giá trị, thương hiệu của sản phẩm, góp phần ổn định thu nhập, cuộc sống cho người dân.

Ứng xử thế nào với các sàn thương mại điện tử hoạt động "chui"?

Ứng xử thế nào với các sàn thương mại điện tử hoạt động "chui"?

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Bộ Công Thương đã triển khai nhiều động thái để tăng cường quản lý Nhà nước về TMĐT; trong trường hợp cần thiết có thể có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp với các nền tảng vi phạm pháp luật Việt Nam.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

Kết nối giao thương hàng nông - lâm - thủy sản: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc

Kết nối giao thương hàng nông - lâm - thủy sản: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc

Thị trường Việt Nam và Trung Quốc còn nhiều dư địa để thúc đẩy thương mại, xuất - nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản. Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản năm 2024 tổ chức tại Lào Cai chiều 1/11 với hơn 70 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tham gia càng khẳng định điều đó qua nhận định, chia sẻ của một số đại diện doanh nghiệp hai quốc gia.

[Ảnh] Bản Xèo nhộn nhịp mùa thu hoạch dong riềng

[Ảnh] Bản Xèo nhộn nhịp mùa thu hoạch dong riềng

Cây dong riềng bén rễ ở xã Bản Xèo huyện Bát Xát từ rất lâu và đã trở thành cây trồng chủ lực, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Năm nay, cây dong riềng lần đầu vượt nhiều dấu mốc quan trọng như diện tích, năng suất và giá bán.

fbytzltw