Sớm gỡ vướng mắc trong chuẩn bị đầu tư, xây dựng và triển khai các dự án

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, cần sớm gỡ vướng mắc trong công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng và triển khai các dự án ổn định kinh tế xã hội, khắc phục ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các dự án liên quan đến đất rừng, đất trồng lúa…

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 đã làm việc với 16 cơ quan, bộ, ngành về việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023, Thủ tướng Chính phủ giao cho 16 bộ, cơ quan trung ương thuộc Tổ công tác số 3 là 34.314,3 tỷ đồng. Theo báo cáo cập nhật của các đơn vị, tổng số giải ngân của 16 bộ, cơ quan trung ương đến hết quý I/2023 là 2.097,01 tỷ đồng, đạt 6,11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (10,35%).

Báo cáo cho thấy, những tháng đầu năm, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang tập trung thực hiện công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, công tác giải phóng mặt bằng, xử lý khó khăn về nguồn cung cấp vật liệu... nên ảnh hưởng tiến độ, khối lượng nghiệm thu giải ngân vốn. Đối với vốn nước ngoài: một số dự án chưa tháo gỡ được khó khăn trong công tác lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá thiết bị để làm cơ sở xác định giá gói thầu nên chưa đủ điều kiện thực hiện và giải ngân.

Nêu khó khăn, vướng mắc trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, 16 bộ, cơ quan trung ương cho biết, những khó khăn, vướng mắc liên quan đến phân cấp thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của cơ quan chuyên môn về xây dựng; thẩm quyền kiểm tra điều kiện nghiệm thu công trình các cơ quan trung ương có ngành dọc đã được xác định nhưng đến vẫn nay chưa được sửa đổi.

Đại diện Tòa án nhân dân tối cao cho biết, hiện cơ quan này đang có hai dự án tu bổ trụ sở chính ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhưng gặp vướng mắc. Nguyên nhân là do đây là các biệt thự cổ, trong danh sách các công trình cần bảo tồn, trùng tu nên phải xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan, rất mất thời gian.

Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, các cơ quan này đang quyết liệt trong công tác chỉ đạo triển khai đầu tư những dự án trọng điểm, tuy nhiên, một số nơi vẫn đang gặp vướng mắc do những quy định, khâu thẩm định, giải phóng mặt bằng… Đại diện các bộ, ngành khẳng định, sẽ nỗ lực để đảm bảo tiến độ giải ngân các dự án trong năm 2023.

Về tổ chức thực hiện, nhiều ý kiến cho rằng, thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới kéo dài từ khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công- dự toán, đến bước lựa chọn nhà thầu thi công, nhất là các dự án có tổng mức đầu tư lớn, đấu thầu tư vấn và xây lắp, dẫn đến nhiều dự án trọng điểm, dự án lớn đã được bố trí vốn đầy đủ nhưng chưa thể triển khai thực hiện. Năng lực một số nhà thầu tư vấn còn yếu kém dẫn đến chất lượng công tác tư vấn, hồ sơ còn hạn chế nên khi khảo sát thiết kế và triển khai thi công thực tế phải dừng để xử lý hoặc điều chỉnh dự án, dẫn đến tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn chậm.

Nguyên nhân dẫn đến chậm trễ, các bộ, ngành cho rằng, công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án; một số chủ đầu tư chưa chặt chẽ, trách nhiệm chưa cao; phối hợp giữa một số ngành, địa phương trong giải quyết khó khăn, vướng mắc đôi lúc chưa kịp thời, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, trong lập/điều chỉnh dự án, thiết kế/điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, đây là cơ hội tốt để các cơ quan, bộ ngành chia sẻ kinh nghiệm với nhau, trên cơ sở những thông tin đó để cùng đưa ra giải pháp, tìm cách tháo gỡ khó khăn. Theo Phó Thủ tướng, tiến độ giải ngân từ đầu năm đến nay chậm hơn so với mọi năm, trong khi yêu cầu về hoạt động này lại lớn. Năm nay, chủ trương của Chính phủ là đẩy mạnh hiệu quả các dự án đầu tư công để bù lại cho tăng trưởng GDP đang bị suy giảm.

Nhấn mạnh, những sai phạm trong xây dựng cơ bản vẫn tồn tại và gây ra nhiều thất thoát, Phó Thủ tướng lưu ý cần có giải pháp để kiểm soát tình trạng này. “Cần tạo điều kiện thông thoáng cho anh em làm việc, nhưng vẫn phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Về những vướng mắc, khó khăn của một số cơ quan, đơn vị khi triển khai các công trình, dự án ở nước ngoài, Phó Thủ tướng cho rằng, hiện nay các khâu thẩm định, phê duyệt vẫn đang rất ngặt nghèo, cần thay đổi để có cơ chế cho hợp lý, hiệu quả hơn. Ghi nhận các ý kiến, đề xuất tại cuộc họp, Phó Thủ tướng cho rằng, cần rà soát lại để tránh rườm rà, ưu tiên xử lý các dự án nhanh hơn, hiệu quả hơn, cần sớm gỡ các vướng mắc trong công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng và triển khai các dự án ổn định kinh tế xã hội, khắc phục ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các dự án liên quan đến đất rừng, đất trồng lúa;... Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch Đầu tư tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ trong thời gian sớm nhất.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

10 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương đạt thấp, nhất là các địa phương được giao kế hoạch vốn lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh (mới đạt gần 40%), đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi sự vào cuộc và quyết tâm cao hơn của các địa phương để hoàn thành mục tiêu giải ngân trong năm nay.

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Trong 2 ngày (21 - 22/11/2024), Đội thi công hotline của Công ty Điện lực Lào Cai đã phối hợp với Điện lực thành phố Lai Châu (Lai Châu) và các đơn vị liên quan thi công đấu nối bằng công nghệ hotline, đưa vào vận hành đường dây và trạm biến áp thuộc công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao tỉnh Lai Châu.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

fbytzltw