Rút ngắn thủ tục thông quan nông sản giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hải quan Côn Minh thống nhất sẽ triển khai cửa khẩu thông minh, xuất nhập khẩu một cửa để thông quan hàng hóa, nông sản được nhanh hơn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Rút ngắn thủ tục thông quan nông sản giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam ảnh 1

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc Cục Hải quan Côn Minh ngày 1/6.

Ngày 1/6 tại Vân Nam, Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã có buổi trao đổi với Hải quan Côn Minh (Tổng cục Hải quan Trung Quốc) về một số giải pháp thúc đẩy thương mại nông sản giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam.

Thực hiện “2 hải quan 1 điểm dừng”

Tại buổi làm việc, ông Cận Diên Dũng, Cục trưởng Hải quan Côn Minh hy vọng các cơ quan liên quan hai bên gặp nhau định kỳ ít nhất một lần mỗi năm.

Hải quan Côn Minh cho rằng hai bên cần phát huy ưu thế địa lý, tăng cường giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng có lợi cũng như mở rộng lĩnh vực, tầng bậc hợp tác.

Khẳng định Việt Nam là “đối tác thương mại quan trọng.” Hải quan Trung Quốc cùng các cơ quan liên quan đang tích cực tìm cách tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. ông Cận Diên Dũng đề xuất Thứ trưởng Trần Thanh Nam và các cơ quan liên quan của Việt Nam sớm tăng số lượng doanh nghiệp AEO (mô hình doanh nghiệp ưu tiên).

Lãnh đạo Hải quan Côn Minh cũng đề xuất thực hiện cơ chế hợp tác “xuất nhập khẩu 1 cửa” theo mô hình tiên tiến đã được nhiều nước, nhiều tổ chức tài chính trên thế giới công nhận.

Trao đổi với Hải quan Côn Minh, bà Phạm Lan Trang, đại diện Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết hai bên có thể phối hợp, trao đổi thông tin để chống buôn lậu, xây dựng môi trường kinh doanh an toàn.

Bên cạnh những giải pháp hiện nay, đại diện Hải quan Việt Nam cho rằng hai bên có thể thống nhất thêm giờ làm việc, giờ nghỉ để thông quan hàng hóa nông sản được nhanh hơn. Ngoài ra, hai bên cũng có thể nghiên cứu, thực hiện cơ chế “2 hải quan 1 điểm dừng” bằng cách đồng bộ về chính sách và cơ sở hạ tầng.

Nhất trí cao với các đề xuất của Hải quan Côn Minh, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết Việt Nam đã khởi công xây dựng cao tốc nối tỉnh biên giới giáp Vân Nam là Hà Giang đến các địa phương. Dự kiến, đây sẽ là huyết mạch vận chuyển hàng hóa, phát triển du lịch. Sắp tới, Việt Nam còn khởi công cao tốc từ Hòa Bình lên Điện Biên, có biên giới với Vân Nam.

Nhấn mạnh tới việc doanh nghiệp hai nước cần tham gia xây dựng, vận hành chuỗi kho lạnh kết nối hai bên, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị Hải quan Côn Minh sớm gửi đề án về cửa khẩu thông minh, hải quan thông minh, kết nối thông minh, xuất nhập khẩu một cửa, tới các cơ quan quản lý Việt Nam để nghiên cứu thực hiện.

Đối với tỉnh Vân Nam, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định Việt Nam coi đây là đối tác quan trọng, có nhiều lợi thế nông nghiệp ôn đới, trong khi Việt Nam có ưu thế về nông nghiệp nhiệt đới và các sản phẩm từ biển.

So với tiềm năng sẵn có, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng con số hơn 340 triệu USD xuất nhập khẩu nông sản 5 tháng đầu năm giữa hai bên là chưa tương xứng.

“Tiềm năng hai bên còn nhiều, còn rất lớn. Tuy nhiên, việc giao lưu xuất nhập khẩu còn chưa đáp ứng. Hàng hóa Việt Nam qua Vân Nam còn rất khiêm tốn so với các cửa khẩu khác. Đây là vấn đề cần giải quyết,” Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.

Rút ngắn thủ tục thông quan nông sản giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam ảnh 2

Thứ trưởng Trần Thanh Nam thăm sàn giao dịch hoa tại Vân Nam, Trung Quốc.

Tại Diễn đàn kết nối giao thương nông lâm thủy sản Việt Nam-Trung Quốc (Vân Nam) tổ chức tại thành phố Côn Minh ngày 31/5, có 80 doanh nghiệp Vân Nam tham dự. Đây là chỉ dấu tốt cho quan hệ hợp tác. Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần có “cú hích” về thúc đẩy giao thương hàng hóa thông qua việc thành lập Hiệp hội doanh nghiệp với các đơn vị là doanh nghiệp lớn của hai bên.

Mở thêm danh mục xuất khẩu thủy sản

Bên cạnh các tiềm năng, Thứ trưởng Nam cho biết vẫn còn gian lận thương mại xảy ra ở cửa khẩu, đặc biệt là gian lận về số lượng, chứng từ. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất sẽ cử các cơ quan chuyên môn của bộ cùng phối hợp Hải quan Vân Nam giám sát chặt chẽ, chống gian lận thương mại.

"Tháng 11 hàng năm, chúng ta nên có buổi làm việc giữa các cơ quan của Bộ, các cơ quan ở biên giới và phía Trung Quốc cùng nhau xem xét các vấn đề. Đó sẽ là thời điểm chúng ta trao đổi nghiệp vụ, tháo gỡ khó khan,” Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề xuất.

Trước nhu cầu xuất nhập khẩu sau đại dịch COVID-19, Thứ trưởng Nam đề nghị Hải quan Vân Nam mở thêm danh mục về thủy sản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao số lượng, sản lượng hang hóa sang tỉnh Vân Nam; phía Vân Nam sớm có trả lời về việc xuất khẩu thủy hải sản sống sang tỉnh này.

Đáp lại đề xuất trên, ông Cận Diên Dũng cho biết hoàn toàn nhất trí và sẽ rà soát, tháo gỡ. Hải quan Vân Nam cho biết tại tỉnh đang xây dựng cầu nối giữa Bách Sắc và Hà Khẩu, hai địa phương có cửa khẩu với Việt Nam. Việc này sẽ giảm mạnh ùn tắc cửa khẩu.

Phó Cục trưởng Hải quan Côn Minh, ông Hùng Tiên Quân, cho biết sẽ tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của phía Việt Nam. Từ ngày 1/6, Hải quan Côn Minh và phía Việt Nam bắt đầu thực hiện cơ chế trao đổi mẫu chứng nhận kiểm dịch, công nhận lẫn nhau. Trước mắt, sản phẩm chỉ giới hạn ở sầu riêng.

Theo lãnh đạo Hải quan Côn Minh, sắp tới đơn vị này sẽ áp dụng các biện pháp giảm thời gian thông quan như khai báo sức khỏe, hàng hóa đầu cuối, thanh toán qua QR Code... Mọi việc sẽ được thực hiện từ xa, tiện lợi.

Phối hợp rút ngắn thủ tục thông quan

Thứ trưởng Trần Thanh Nam giao Cục Bảo vệ thực vật và Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản là các đầu mối, chủ động phối hợp với các cơ quan hải quan Trung Quốc có các giải pháp tạo điều kiện thông quan hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật và thủy sản.

Tại buổi làm việc, ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đề xuất: Trước mắt, Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Hải quan Trung Quốc triển khai Hệ thống ECET để trao đổi các Giấy Chứng nhận Kiểm dịch thực vật điện tử rút ngắn các thủ tục thông quan.

Sắp tới, hai bên phối hợp xây dựng các danh mục hàng hóa ưu tiên kiểm dịch thực vật. Tổ chức các hội nghị trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng quy trình kiểm dịch thực vật theo định hướng “Hải quan 1 cửa khẩu” hay “1 cửa khẩu 1 điểm dừng.”

Cục Bảo vệ thực vật cũng sẽ cử đầu mối trao đổi thông tin, truy xuất nguồn gốc để xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của 2 nước.

Ông Huỳnh Tấn Đạt đề xuất hàng năm hai bên tổ chức hội nghị rà soát các hoạt động, chương trình hỗ trợ thông quan, kiểm dịch thực vật để xây dựng kế hoạch cụ thể cho các năm tiếp theo.

Theo Vietnamplus null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phương án tối ưu giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp

Phương án tối ưu giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp

Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa qua đường sắt đã trở thành tâm điểm của sự quan tâm của cả doanh nghiệp và chính quyền địa phương nằm trong khu vực phía Nam. Đây cũng là một bước tiến trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua đường sắt và giảm bớt chi phí.

Thành phố Lào Cai: Phát triển đồng bộ hạ tầng đô thị

Thành phố Lào Cai: Phát triển đồng bộ hạ tầng đô thị

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Lào Cai lần thứ XXIII xác định mục tiêu xuyên suốt là “Xây dựng thành phố Lào Cai đạt tiêu chí đô thị loại I”. Để đạt mục tiêu này, Thành ủy Lào Cai đã xây dựng và triển khai Đề án “Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I, giai đoạn 2020 - 2025”.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Bát Xát

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Bát Xát

Bát Xát cần xây dựng nghị quyết bám sát vào 2 hành lang phát triển kinh tế của huyện để triển khai thực hiện, đồng thời tranh thủ thời cơ kêu gọi đầu tư để nâng cao nguồn thu ngân sách. Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc, kiểm tra việc thực hiện các công trình dự án trên địa bàn huyện vào chiều 30/9/2023.

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Với mong muốn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, giữa các dân tộc, tỉnh Lào Cai đã và đang nỗ lực triển khai hiệu quả các chính sách liên quan đến giảm nghèo, tạo bước đột phá trong giảm nghèo bền vững.

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Khương lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm gắn với giảm nghèo nhanh và bền vững, đặc biệt là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao” là một trong những bước đột phá trong cả nhiệm kỳ.

Cảnh báo mã độc chiếm quyền điện thoại, trộm tiền tài khoản

Cảnh báo mã độc chiếm quyền điện thoại, trộm tiền tài khoản

Lừa đảo trực tuyến đang nở rộ với hình thức ngày một tinh vi, song hành cùng sự phát triển của công nghệ. Thời gian qua không ít trường hợp đã bị kẻ gian lừa cài đặt các ứng dụng giả mạo cơ quan nhà nước, trong đó có chứa các mã độc nhằm theo dõi, đánh cắp thông tin giao dịch, trộm tiền trong tài khoản ngân hàng...

Huy động nguồn lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

Huy động nguồn lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

Từ một tỉnh biên giới nghèo được tái lập năm 1991, hạ tầng gần như không có gì, đến nay Lào Cai đã vươn mình trở thành tỉnh phát triển của cả nước và đang trên tiến trình trở thành cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương. Để có bước phát triển vượt bậc, Lào Cai luôn phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, đổi mới và thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.

fb yt zl tw