Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Sau 5 năm thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương trên cả nước, được xem là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Theo số liệu từ Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến tháng 6/2024, cả nước có 13.368 sản phẩm OCOP. Số lượng sản phẩm hằng tháng đều tăng, cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi, trong đó có hơn 70% được đánh giá 3 sao, khoảng 26% được đánh giá 4 sao, còn lại là sản phẩm 5 sao.

Ngành hàng cũng hết sức đa dạng, và đặc biệt chương trình có sự tham gia chặt chẽ của các hợp tác xã. Không chỉ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế vùng nông thôn, chương trình OCOP còn có những đóng góp không nhỏ về mặt xã hội khi quy mô lao động ngày càng tăng lên, trong đó có 40% chủ thể là nữ và 18% chủ thể là người dân tộc điều hành,… Đến nay, chương trình OCOP cũng đã tạo nên những thay đổi về mặt thương mại mạnh mẽ.

Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa thực sự bảo đảm tính bền vững. Nhiều sản phẩm OCOP vẫn chưa tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Tại một số địa phương, sự chủ động vào cuộc của chính quyền còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ thực chất đối với chủ thể OCOP, đặc biệt là nâng cao năng lực về tổ chức, quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm; nhiều sản phẩm chỉ quan tâm đến mẫu mã, bao bì, chưa chú trọng yếu tố chất lượng, nhất là gắn với thị hiếu tiêu dùng. Chưa kể, dòng vốn tín dụng vốn được coi là đòn bẩy giúp các sản phẩm OCOP vươn xa nhưng trong quá trình triển khai, các ngân hàng lại gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Đơn cử, giấy chứng nhận OCOP chỉ cấp chung cho hợp tác xã và các thành viên, không cấp riêng cho từng thành viên, dẫn tới khó khăn trong việc vay vốn đối với từng thành viên hợp tác xã. Các đơn vị cũng khó tiếp cận thị trường, thực hiện chế độ thống kê, kế toán mua bán hàng hóa thiếu hóa đơn tài chính, không bảo đảm chế độ phát hành hóa đơn của Nhà nước,.. Do đó, các ngân hàng cũng không đủ cơ sở để đánh giá, thẩm định cho vay.

Để chương trình OCOP đạt hiệu quả và phát triển bền vững, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là cần thiết, trong đó hành lang pháp lý phải đi trước một bước. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi.

Về phần mình, các chủ thể OCOP phải luôn có sự cải tiến sản phẩm, phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Bên cạnh đó, công tác truyền thông về sản phẩm OCOP cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, cơ quan, tổ chức về tầm quan trọng của chương trình OCOP, góp phần đẩy mạnh kinh tế nông thôn bền vững và bảo vệ môi trường.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Chương trình OCOP và hành trình kiến tạo kinh tế nông thôn

Chương trình OCOP và hành trình kiến tạo kinh tế nông thôn

Sau 5 năm triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân nông thôn; đồng thời góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).

Năm 2024 - 2025: Phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP

Năm 2024 - 2025: Phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP

Trong 2 năm 2024 - 2025, tỉnh Lào Cai sẽ triển khai xây dựng, nhân rộng và phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 950/QĐ-BCT ngày 18/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương với mục tiêu mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

fb yt zl tw