Phó Thống đốc nói gì về tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, ngân hàng 0 đồng?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiết lộ 3 ngân hàng 0 đồng đang hoàn thiện khâu thẩm định giá và sẽ chuyển giao cho các ngân hàng khác.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại họp báo.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại họp báo.

Tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm diễn ra ngày 23/7 tại Hà Nội, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết từ đầu năm VND đã mất giá 4,4% so với đồng USD, đây là mức thấp so với nhiều nước khác trên thế giới. Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biện pháp điều hành hài hoà, linh hoạt hai vấn đề lãi suất và tỷ giá để đảm bảo trạng thái tỷ giá, trạng thái cung cầu ngoại tệ.

VND mất giá ở mức hợp lý?

Chia sẻ về các chính sách tiền tệ trong điều hành tỷ giá và lãi suất, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết trong thời gian qua lãi suất được điều hành linh hoạt, lãi suất điều hành được duy trì ổn định, lượng cung tiền ra nền kinh tế được đảm bảo. "Chúng tôi cũng đang xem xét đánh giá xem có cần thay đổi lãi suất hay không," Phó Thống đốc nói.

Về tỷ giá, tính đến nay, VND mất giá là 4,4% so với đồng USD, là mức mất giá thấp so với nhiều nước khác trên thế giới, một số nước mức mất giá đồng nội tệ từ 7%-11%.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú đánh giá đây là vấn đề phức tạp trong quá trình điều hành, chịu tác động từ nhiều vấn đề lớn từ bên trong lẫn bên ngoài, là mối quan hệ tổng hoà trong việc điều hành chính sách. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện bán ngoại tệ từ đầu tháng Tư, đảm bảo nguồn ngoại tệ cho hoạt động xuất nhập khẩu, ổn định tâm lý cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

"Chúng ta không thể căng cứng, cố định tỷ giá trong bối cảnh như vậy. Chúng ta điều hành tỷ giá sao cho hài hoà, đảm bảo kiểm soát lạm phát, đảm bảo trạng thái ngoại tệ, cung cầu ngoại tệ", Phó Thống đốc nói.

Cũng theo Phó Thống đốc, dù Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng hay giảm lãi suất thì Ngân hàng Nhà nước vẫn có những chính sách để hoá giải các tác động, ảnh hưởng từ Fed. Không phải chỉ dựa vào quỹ dự trữ ngoại hối. Từ đó tạo sự ổn định, tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Phó Thống đốc thông tin thêm, trong nửa đầu năm kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi tích cực, lạm phát ổn định nhưng tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức từ địa chính trị thế giới, chính sách tiền tệ của Mỹ và các ngân hàng trung ương lớn, rủi ro tài chính gia tăng.

Ông cho biết 2 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng âm do cầu tín dụng thấp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế không cao, từ tháng 3 có tăng trưởng tích cực hơn. Tính đến cuối tháng Sáu, tín dụng nền kinh tế tăng 6% so với cuối năm 2023.

Xu hướng tăng trưởng tín dụng như vậy phản ánh khách quan tình trạng của nền kinh tế. Đầu năm các doanh nghiệp chưa có nhu cầu về vốn, đến thời điểm hiện tại cầu tiêu dùng có tích cực hơn, nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng, kích thích nhu cầu tín dụng.

Phó Thống đốc cho rằng để có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nửa cuối năm cần sự tác động từ hai phía. Từ phía doanh nghiệp, làm sao để họ có nhu cầu vay vốn, tháo gỡ khó khăn yếu tố pháp lý cho các doanh nghiệp trên tất cả lĩnh vực.

Đồng thời về các nguồn cấp vốn (vốn tự có, vốn từ thị trường chứng khoán, trái phiếu, tín dụng...) cần được phát triển đồng bộ, cần bổ sung thêm các gói cho vay ưu đãi để tạo cú hích cho tăng trưởng tín dụng.

Toàn cảnh tại buổi họp báo.
Toàn cảnh tại buổi họp báo.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã sửa lại Thông tư 39 về hoạt động cho vay, trong đó những khoản cho vay dưới 100 triệu không cần phương án kinh doanh khả thi, giúp người dân vay vốn thuận lợi hơn. Điều này cũng thể hiện quan điểm của cơ quan điều hành muốn đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng thời gian tới.

Đối với vấn đề lãi suất, ông Đào Minh Tú cho biết trong thời gian vừa qua, khi lãi suất duy trì ổn định, Ngân hàng Nhà nước đã có những chỉ đạo đề nghị các ngân hàng thương mại hạ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, ngăn tối đa tình trạng phải cắt giảm quy mô hoạt động hoặc đình trệ hoạt động.

Đang thẩm định giá 3 ngân hàng 0 đồng

Cũng tại họp báo, Phó Thống đốc Đào Minh Tú tiết lộ 3 ngân hàng 0 đồng (Ngân hàng Xây dựng - CBBank, Ngân hàng Đại Dương - OceanBank và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu - GPBank) đang hoàn thiện khâu thẩm định giá và sẽ chuyển giao cho các ngân hàng khác.

“Nhìn chung, về đề án tái cơ cấu, đến nay Ngân hàng Nhà nước đã hoàn toàn làm chủ và kiểm soát, kể cả ngân hàng nhỏ đang được giám sát tăng cường, ngân hàng kiểm soát đặc biệt như SCB đang được kiểm soát tích cực. Ba ngân hàng 0 đang hoàn thiện khâu thẩm định giá và sẽ chuyển giao cho các ngân hàng khác, đảm bảo mục tiêu kiểm soát an toàn hệ thống, tạo điều kiện cho ngân hàng khác phát triển mạnh mẽ hơn về quy mô”, ông Tú nói.

 Phó Thống đốc Đào Minh Tú tiết lộ 3 ngân hàng 0 đồng đang hoàn thiện khâu thẩm định giá và sẽ chuyển giao cho các ngân hàng khác. (Ảnh minh họa)
Phó Thống đốc Đào Minh Tú tiết lộ 3 ngân hàng 0 đồng đang hoàn thiện khâu thẩm định giá và sẽ chuyển giao cho các ngân hàng khác. (Ảnh minh họa)

Về nợ xấu, Phó Thống đốc cho biết nợ xấu là vấn đề lớn cần quan tâm, bởi đây là hệ quả của cả quá trình. Nhìn chung đó là những khoản nợ sau 2 năm có dịch COVID-19 và năm 2023 là do yếu tố khách quan khó khăn của nền kinh tế chứ không phải sự yếu kém của ngành ngân hàng.

Ông Tú cho hay, nợ xấu đang có xu hướng tăng, nợ nội bảng gần 5%, nợ tiềm ẩn có khả năng trở thành nợ xấu, nợ đang bán Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC)… khoảng 6,9%. Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp xử lý tích cực hơn, đảm bảo chất lượng tín dụng và kiểm soát nợ xấu, trích lập để đảm bảo an toàn ngân hàng.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” góp phần phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và tiệm cận, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

fbytzltw