Phát triển nuôi cá nước lạnh hiệu quả và bền vững ở miền Bắc

Nhằm phát huy hiệu quả các mô hình nuôi cá nước lạnh, nhiều giải pháp đã được nêu ra tại diễn đàn “Phát triển nuôi cá nước lạnh hiệu quả và bền vững tại các tỉnh phía Bắc".

8-4167.jpg
Diễn đàn Phát triển nuôi cá nước lạnh hiệu quả và bền vững tại Lào Cai sáng 29/11.

Ngày 28 và 29/11, tại thành phố Lào Cai, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức diễn đàn “Phát triển nuôi cá nước lạnh hiệu quả và bền vững tại các tỉnh phía Bắc".

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, hiện nay, cá nước lạnh chủ yếu là cá tầm đã được nuôi tại 21 tỉnh, chủ yếu tại khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Sản lượng cá nước lạnh tăng nhanh, năm 2023 đạt hơn 4.668 tấn. Trong đó, Lâm Đồng và Lào Cai đã trở thành vùng phát triển sản xuất cá nước lạnh nhanh và lớn nhất, nơi tập trung nhiều cơ sở nuôi có quy mô lớn.

Về nguồn thức ăn cho cá, giai đoạn năm 2015, thức ăn sử dụng cho cá nước lạnh chủ yếu được nhập khẩu từ các nước châu Âu (khoảng 80%). Để hạ giá thành sản xuất, hạn chế phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy, dây chuyền sản xuất thức ăn trong nước. Hiện tại, thức ăn sản xuất trong nước đã cung cấp được khoảng 95% cho nhu cầu trong nước.

Đến nay đã có 16 doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho cá tầm và 7 doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho cá hồi. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm cá hồi, cá tầm nuôi trong nước chủ yếu vẫn tập trung tại các thành phố lớn, các thành phố phát triển du lịch như: Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh…

Nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa các mô hình nuôi cá nước lạnh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã nêu ra các giải pháp như: Hoạt động xây dựng mô hình, dự án khuyến nông; thông tin truyền thông; đào tạo huấn luyện về thay đổi cách tiếp cận và tư duy trong đào tạo, tập huấn để phù hợp với nhu cầu thực tiễn nuôi thủy sản nước lạnh tại các địa phương; tư vấn, dịch vụ, hợp tác công tư trong khuyến nông…

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

fb yt zl tw