Phải chăng giả bệnh trốn tội?

LCĐT - Chứng kiến phiên tòa xét xử một vụ án hiếp dâm trẻ em ở địa phương nọ, nhiều thân nhân người bị hại vô cùng bức xúc bởi đây là lần thứ hai họ đến dự phiên tòa nhưng vẫn phải “xem kịch” bị cáo giả điên tại tòa. Phiên tòa vì thế một lần nữa đành phải tạm hoãn. Đây chỉ là một vụ việc điển hình trong rất nhiều vụ án có diễn biến tương tự xảy ra thời gian qua.

Tìm hiểu về chuyện giả điên, giả bệnh tâm thần của các đối tượng phạm tội hình sự, chúng tôi thấy các đối tượng thực hiện rất nhiều “chiêu” để lách tội. Ví dụ như khi bị cơ quan công an bắt giữ, kẻ phạm tội giả vờ bị tâm thần để được đưa đi điều trị; trong quá trình điều trị, bằng cách này hay cách khác, các đối tượng có được bệnh án tâm thần. Hoặc khi đang bị giam giữ, đối tượng bỗng “điên” để được đưa đi điều trị, rồi dù bị đưa ra xét xử thì lập tức chìa bệnh án tâm thần... Cá biệt, có đối tượng hình sự “bỗng dưng... tâm thần” khi đưa vào phòng xử án…

Gần đây xuất hiện nhiều đối tượng hình sự giả điên, giả bị bệnh tâm thần để trốn tội (ảnh minh họa).
Gần đây xuất hiện nhiều đối tượng hình sự giả điên, giả bị bệnh tâm thần để trốn tội (ảnh minh họa).

Trước đây, việc giả bệnh tâm thần của các bị cáo tại phiên tòa xảy ra rất hãn hữu, nhưng thời gian gần đây, lại xuất hiện nhiều hơn và tinh vi hơn, gây khó khăn cho công tác điều tra, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Có những phiên tòa, bị cáo được đưa vào để xét xử thì bất ngờ cười, nói lảm nhảm trước hội đồng xét xử. Chủ tọa và cả những người đến dự biết rõ là bị cáo vờ mắc bệnh tâm thần nhưng khó xử lý, đành hoãn phiên tòa.

Điển hình gần đây nhất, tại huyện B, khi cơ quan công an phá được vụ án đánh bạc lớn, bắt quả tang và tiến hành bắt giữ các đối tượng cầm đầu cùng đồng bọn. Sau một thời gian điều tra, củng cố hồ sơ, cơ quan chức năng chuẩn bị đưa ra xét xử thì bị cáo “bỗng dưng” bị tâm thần khiến phiên tòa xét xử bị hoãn, thậm chí bị cáo “tâm thần” này còn được tại ngoại để chữa bệnh. Tuy nhiên, khi ra ngoài, đối tượng trở lại bình thường và không hề có biểu hiện bệnh tật. Trước sự việc này, dư luận nhân dân địa phương rất bức xúc và mong muốn cơ quan chức năng làm rõ tính xác thực về bệnh tình của bị cáo. Người dân nghi ngờ phải chăng bị cáo giả bệnh để trốn tội?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng nêu trên trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây là chính sách khoan hồng, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Thế nhưng, có một số đối tượng phạm tội hình sự đã lợi dụng chính sách nhân đạo này, giả điên, giả bị tâm thần, hoặc dùng bệnh án tâm thần giả để đối phó với các cơ quan bảo vệ pháp luật, trốn tránh việc thi hành án...

Để xử lý tội phạm giả bệnh tâm thần nhằm mục đích trì hoãn việc xét xử của tòa án, né tránh việc thi hành án hoặc để được miễn trách nhiệm hình sự, ngoài trách nhiệm của các cơ quan thực thi pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì cần có sự công tâm của ngành y tế trong việc giám định bệnh tâm thần đối tượng vi phạm pháp luật. Đừng để bệnh án tâm thần trở thành “tấm bùa hộ mệnh” cho tội phạm trốn tội hoặc trì hoãn việc thi hành án.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Loại bỏ suy nghĩ “ai cũng sẽ thành F0”

Loại bỏ suy nghĩ “ai cũng sẽ thành F0”

Theo các chuyên gia, đây là biểu hiện của tâm lý chủ quan, lơ là, cần phải loại bỏ. Nếu không loại bỏ suy nghĩ, tâm lý chủ quan trên có thể dẫn đến những hệ lụy lớn đối với cá nhân cũng như hệ thống y tế của mỗi địa phương và cả nước…
Vui đón Tết bình an

Vui đón Tết bình an

Chỉ còn vài ngày nữa người dân cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ lễ, đón Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là thời điểm quan trọng trong tâm thức mỗi người Việt Nam, khi các thành viên trong gia đình được đoàn tụ bên nhau, tri ân tổ tiên.
Mượn danh văn hóa ẩm thực để “câu view”

Mượn danh văn hóa ẩm thực để “câu view”

LCĐT - Mạng xã hội trở nên phổ biến, từ người lớn đến trẻ em, ai là “tín đồ” của mạng xã hội đều không khó gặp những clip ẩm thực như bắt cá ở dưới ao rồi ăn sống ngay trên bờ, ăn nội tạng động vật ngay khi vừa giết mổ xong
“Giải cứu” - tốt nhưng cần cẩn trọng

“Giải cứu” - tốt nhưng cần cẩn trọng

LCĐT - Cuộc sống vốn dĩ luôn bộn bề với vô vàn mối quan hệ và vô vàn câu chuyện, vui có, buồn có, hạnh phúc có và khổ đau cũng có. Giữa sắc sống muôn màu, câu chuyện “giải cứu” luôn được nhiều người quan tâm.
Chúng ta muốn gì ở trẻ

Chúng ta muốn gì ở trẻ

LCĐT - Trẻ em là tương lai của dân tộc, là thế hệ kế tiếp phát huy truyền thống của cha ông. Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, cha mẹ, ông bà mong muốn con cháu khôn lớn, nối nghiệp tổ tiên. Nhưng thế nào là khôn lớn?
fbytzltw