Nuôi cá - hướng phát triển kinh tế hiệu quả của nông dân Bát Xát

LCĐT - Trong những năm qua, nhiều hộ dân ở Bát Xát đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang nuôi thủy sản, trong đó tập trung chủ yếu vào các loại cá cho năng suất, chất lượng cao như trắm, chép, lăng, rô phi. Nuôi cá đã giúp nhiều hộ dân ở Bát Xát thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Năm 2017, ông Hoàng Văn Sàng (thôn Làng Mới, xã Mường Vi, huyện Bát Xát) đầu tư gần 30 triệu đồng cải tạo 500 m2 ruộng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá. Năm đầu do chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi nên cá chậm lớn và một phần bị chết, ông Sàng thu lãi khoảng 60 triệu đồng. Sau hai vụ, nhờ tích lũy được kinh nghiệm, kỹ thuật nên cá nuôi luôn khỏe mạnh, lớn nhanh. Mỗi năm sau đó, ông Sàng thu lãi khoảng 100 triệu đồng từ nuôi cá.

Ông Sàng cho biết: Nuôi cá không mất nhiều thời gian, công sức nhưng mang lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa hàng chục lần. Kiến thức khó nhất là cách chăm sóc, điều trị bệnh cho các loại cá thì đã có trong sách, báo và mạng internet. Nhờ nuôi cá mà gia đình tôi đã thoát nghèo, có tiền mua ti vi, xe máy và cho con cháu ăn học. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, ngô kém hiệu quả sang nuôi cá để nâng cao thu nhập hơn nữa và cải thiện đời sống.

Ông Hoàng Văn Sàng thu lãi khoảng 100 triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi cá.
Ông Hoàng Văn Sàng thu lãi khoảng 100 triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi cá.

Quá trình nuôi, ông Sàng chỉ sử dụng cám công nghiệp khi cá còn nhỏ (dưới 0,5 kg). Khi cá lớn, để tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng cá, ông tận dụng nguồn cỏ voi, lá, cây chuối quanh nhà để làm thức ăn cho cá. Mỗi lần thu hoạch, ông Sàng lại chở ra các trục đường chính hoặc khu vực Km0, xã Bản Vược (huyện Bát Xát) để bán cho người tiêu dùng. Khách hàng mua cá của gia đình ông Sàng phần lớn là người mua quen nên không băn khoăn về chất lượng cũng như giá bán. “Cá của gia đình tôi bán luôn cao hơn giá thị trường khoảng 10 - 15 nghìn đồng/kg nhưng vẫn đắt hàng, nhiều khi thậm chí không đủ để bán. Nói như vậy để thấy người tiêu dùng bây giờ luôn đặt chất lượng thực phẩm nói chung, cá nói riêng lên hàng đầu, giá cả không quá quan trọng”, ông Sành cho biết thêm.

Tận dụng nguồn nước dồi dào, ông Nông Minh Tuấn (thôn Bản Vai, xã Bản Qua, huyện Bát Xát) cũng đã đầu tư hàng chục triệu đồng nuôi cá lăng đen. Với 2.000 m2 ao nuôi, mỗi năm gia đình ông thu lãi khoảng 150 - 200 triệu đồng từ bán cá. Theo ông Tuấn, cá lăng đen là “vua các loại cá” tại Việt Nam vì thịt trắng, ít xương dăm, khi chế biến có mùi thơm, vị ngọt đậm, được khách hàng ưa chuộng. Tuy thời gian nuôi nhiều hơn các loại cá trắm, rô phi, chép… nhưng giá trị kinh tế mà cá lăng đen mang lại rất cao, giá bán dao động khoảng 100 - 110 nghìn đồng/kg. Hiện gia đình ông Tuấn đã thuê thêm một số ao ở khu vực lân cận để mở rộng diện tích nuôi.

Ông Phang Văn Sẩu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bản Qua cho biết: Từ năm 2013, hàng chục hộ dân trên địa bàn xã đã chuyển đổi diện tích trồng cây kém hiệu quả sang ao nuôi cá. Đến nay, xã có khoảng 58 ha ao nuôi, sản lượng bình quân hằng năm đạt hơn 312 tấn cá. Nhờ nuôi cá mà nhiều hộ dân ở Bản Qua đã thoát nghèo, thậm chí vươn lên trở thành hộ khá, giàu.

Tính đến cuối năm 2022, huyện Bát Xát có khoảng 235 ha ao nuôi cá với tổng sản lượng khoảng 130.000 tấn/năm. Các địa phương có diện tích ao nuôi cá lớn là Quang Kim, Bản Qua, Cốc Mỳ, Trịnh Tường, Nậm Chạc và thị trấn Bát Xát. Ông Lục Như Trung, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết: Với lợi thế nhiều sông, suối nên Bát Xát có nguồn nước sạch dồi dào, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung, nuôi cá nói riêng. Những năm gần đây, diện tích nuôi cá trên địa bàn liên tục được mở rộng, qua đó mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho người nông dân. Trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện sẽ phối hợp với các cấp, ngành, địa phương rà soát, quy hoạch vùng nuôi để nghề nuôi cá trên địa bàn huyện phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Từng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo khá cao nhưng với quyết tâm và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) đã có những bước chuyển mình ngoạn mục. Từ con số 214 hộ nghèo vào năm 2021, chiếm hơn 21% tổng số hộ, đến nay xã chỉ còn 34 hộ nghèo, tương đương 3,36%. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 17,77% mỗi năm là kết quả ấn tượng, minh chứng rõ nét cho sự bền bỉ và kiên trì trong công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bắc Hà mùa quả ngọt

Bắc Hà mùa quả ngọt

Mùa này, mận chín rải rác khắp các xã, từ vùng thấp đến vùng cao. Trong những vườn mận, vườn đào, tiếng nói cười rộn ràng, nông dân đang hối hả, nhanh tay thu hoạch quả chín. Những quả đào hồng rực, quả mận tím đỏ lúc lỉu trong tán lá xanh mướt... mới thấy sự trù phú mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Từ trung tâm thị trấn Bắc Hà đến các xã Na Hối, Bản Phố, Thải Giàng Phố… đều đã bắt đầu vào vụ thu hoạch mận. Năm nay được mùa nên cây mận nào cũng sai quả.

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Tại hội nghị tổng kết thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 diễn ra chiều 9/6, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm hay trong triển khai hiệu quả các chương trình tại địa phương, trong đó nhấn mạnh phải phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

Đất đồi cho quả ngọt

Đất đồi cho quả ngọt

Trên những triền đất đồi dốc trước kia chỉ trồng ngô, sắn, đậu tương…, nhiều hộ dân vùng cao huyện Bát Xát đã đưa cây lê VH6 - giống cây ăn quả ôn đới hợp khí hậu, hợp thổ nhưỡng về trồng. Sự mạnh dạn chuyển đổi đã “đánh thức” tiềm năng đất đồi, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa và cho những mùa quả ngọt.

Cơ hội và thách thức của tín dụng xanh

Cơ hội và thách thức của tín dụng xanh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, việc phát triển tín dụng xanh không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là đòi hỏi cấp bách đối với Việt Nam. Ngành ngân hàng, với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn về tài chính xanh.

Công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Dứa Bảo Thắng - Lào Cai”

Công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Dứa Bảo Thắng - Lào Cai”

Ngày 04/6, UBND huyện Bảo Thắng phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) tổ chức công bố quyết định, trao văn bằng bảo hộ và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Dứa Bảo Thắng - Lào Cai”.

Đổi mới để đồng hành với nông dân

Đổi mới để đồng hành với nông dân

Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn tỉnh đã có nhiều đổi mới trong công tác tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và nông hộ. Những đổi mới này đang góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết và phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Hàng trăm ha ngô ở Bảo Yên có tỷ lệ kết hạt thấp bất thường

Hàng trăm ha ngô ở Bảo Yên có tỷ lệ kết hạt thấp bất thường

Sau ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 năm 2024, nhiều nông dân Bảo Yên hy vọng sẽ có một vụ mùa thắng lợi, trong đó có cây ngô, bởi theo quy luật sau lũ đất đai sẽ màu mỡ hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của huyện, năm nay mùa ngô xuân 2025 lại không như kỳ vọng, có sự giảm năng suất chung, nhất là diện tích trồng giống ngô được hỗ trợ từ nguồn dự trữ quốc gia.

fb yt zl tw