Nông thôn đổi mới nhờ sự đồng lòng

LCĐT - Chúng tôi về thăm xã Sơn Hải - xã “về đích” nông thôn mới cách đây 5 năm. Ông Lê Văn Việt, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Sơn Hải cho biết, “bức tranh” nông thôn Sơn Hải đã có nhiều khởi sắc. Xã vốn thuần nông nhưng hiện nay đã phát triển đa ngành nghề, lĩnh vực, nổi bật là tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Một phần quan trọng làm nên sự đổi thay là nhờ những năm qua Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Sơn Hải không ngừng đổi mới phương thức, cách thức vận động, tuyên truyền người dân chung sức xây dựng nông thôn mới, nhất là các nội dung về phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Sơn Hải đã vận động người dân xây dựng vùng sản xuất cây ăn quả tập trung tại thôn Cánh Địa, An Tiến; hình thành vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tại thôn Nam Hải, Soi Chát, Đồng Tâm. Trong công tác giảm nghèo, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã hướng người dân đoàn kết giúp nhau về giống, vốn, ngày công lao động và vận động các hộ tự giác cho vay không lãi suất để phát triển các mô hình sản xuất tổng hợp. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã đã giảm từ 18,35% (năm 2015) xuống còn 5,92%.

Mặt trận Tổ quốc là cầu nối để nhân dân các dân tộc huyện Bảo Thắng hăng hái thi đua, lao động sản xuất.
Mặt trận Tổ quốc là cầu nối để nhân dân các dân tộc huyện Bảo Thắng hăng hái thi đua, lao động sản xuất.

“Không để người nghèo ở lại phía sau” là phương châm hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Bản Cầm trong thời gian qua. Chúng tôi tới thăm gia đình chị Trần Thị Thùy ở thôn Na Năng của xã khi gia đình chị vừa tiếp nhận ngôi nhà mới xây từ nguồn “Quỹ vì người nghèo”. Chị Thùy chia sẻ: “Chồng mất sớm, con còn nhỏ, tôi lại thường xuyên ốm đau trong khi nguồn thu chủ yếu từ 2 sào ruộng và 1 ao nuôi cá nhỏ nên kinh tế rất khó khăn. Được Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, xã và chính quyền quan tâm, hỗ trợ nên tôi có thêm nghị lực để sống và cố gắng”. Trong năm qua chị Thùy đã không ngừng nỗ lực trong xây dựng mô hình kinh tế hộ và chăm lo nuôi dạy con.

Bà Hoàng Thị Lý, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Bản Cầm cho biết: Việc hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” mang đậm tính nhân văn, thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái” của cộng đồng, động viên, giúp đỡ các hộ nghèo có chỗ ở ổn định. Có an cư thì mới lạc nghiệp, ban công tác mặt trận các thôn thường xuyên thăm, nắm tình hình sản xuất và động viên các hộ nghèo cố gắng vươn lên.

Khẳng định vai trò của MTTQ các cấp khi tham gia xây dựng nông thôn mới, bà Lê Thị Lý, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bảo Thắng cho biết: Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam 2 cấp trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò của những cán bộ làm công tác mặt trận, phong trào. Trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã huy động được 4,2 tỷ đồng để xây dựng “Quỹ vì người nghèo” và giúp các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện cũng là cơ quan thường trực huy động các tổ chức thành viên, tiếp nhận nguồn hỗ trợ xã hội để giúp đỡ 306 hộ dân sửa chữa và làm nhà mới với tổng giá trị hơn 10 tỷ đồng và tặng hơn 22 nghìn suất quà.

Riêng phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp của huyện đã huy động nguồn lực trị giá 240 tỷ đồng và hơn 60.000 ngày công lao động cho những nội dung phát triển như làm mới và tu sửa 412 km đường giao thông nông thôn, 321 km kênh, mương nội đồng và 119 cầu, cống dân sinh; xây dựng trường học, công trình thủy lợi, làm nhà ở cho hộ nghèo... Sự đổi thay ở nông thôn Bảo Thắng hôm nay thể hiện ở những tuyến đường bê tông trải dài, sạch đẹp, kiên cố, tạo sự thuận tiện trong giao thông, giao thương; trường, lớp học đầy đủ cơ sở vật chất...

Trong xây dựng đời sống văn hóa, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp của huyện đã tăng cường phối hợp vận động người dân thực hiện các quy định về nếp sống văn hóa, văn minh ở khu dân cư. Điển hình là việc vận động các hộ có trách nhiệm trong chăm sóc ông bà, cha mẹ, nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình hòa thuận, ấm no, hạnh phúc, xây dựng mối quan hệ láng giềng, thân tộc gắn bó trong cộng đồng. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp của huyện còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực hưởng ứng xây dựng nông thôn mới gắn với các phong trào thi đua, trong đó đáng kể là phong trào đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Theo báo cáo của các cơ quan thành viên MTTQ Việt Nam huyện, hiện các xã, thị trấn trên địa bàn đang duy trì hoạt động của 450 tổ an ninh nhân dân, 258 tổ hòa giải, 67 tổ liên gia tự quản, 17 câu lạc bộ phụ nữ tham gia phòng, chống tội phạm, 82 hòm thư tố giác tội phạm.

Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam 2 cấp của huyện Bảo Thắng đã phát huy tốt vai trò tiên phong, tuyên truyền, vận động xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc chung sức xây dựng nông thôn mới. Đến nay, huyện đã có 6 xã “về đích” xây dựng nông thôn mới, các xã còn lại đều đạt mức độ cao ở các tiêu chí, phấn đấu 12/12 xã sẽ “về đích” trong tương lai gần.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thôn cũng làm công viên

Thôn cũng làm công viên

Thôn cũng làm công viên, thoạt nghe như chuyện đùa nhưng là sự thật 100%, công viên xưa nay vốn chỉ có ở các đô thị, mà là đô thị lớn thì ở huyện Bảo Thắng giờ đây lại có công viên ở vùng nông thôn.

Nếp sống mới ở khu dân cư

Nếp sống mới ở khu dân cư

Đến thăm gia đình chị Giàng Thị Xinh ở khu dân cư Nặm Mèng, bản Tổng Kim (xã Vĩnh Yên), ấn tượng đầu tiên là ngôi nhà sàn rộng rãi, sạch sẽ, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, bao quanh nhà là rừng quế xanh tốt. Vườn rau và chuồng nuôi gia súc được bố trí hợp lý, cách xa nơi ở. Đó là những thay đổi tích cực khi gia đình chị Xinh tham gia mô hình “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới” do xã triển khai.

Bắc Hà đẩy mạnh phát triển cây ăn quả ôn đới

Bắc Hà đẩy mạnh phát triển cây ăn quả ôn đới

Cùng với cây chè, quế, dược liệu, rau trái vụ - rau an toàn, cây ăn quả ôn đới (mận, đào, lê) được huyện Bắc Hà quy hoạch vùng trồng và hỗ trợ người dân mở rộng diện tích nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Si Ma Cai phấn đấu 100% hộ bị ảnh hưởng do thiên tai đều có nhà mới đón Tết

Si Ma Cai phấn đấu 100% hộ bị ảnh hưởng do thiên tai đều có nhà mới đón Tết

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và các nhà hảo tâm, các cấp, ngành và Nhân dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở bị ảnh hưởng bởi bão số 3; phấn đấu 100% hộ bị thiệt hại nhà ở do thiên tai đều có nhà mới trước thềm tết Nguyên đán Ất Tỵ.

[Ảnh] Đồn Biên phòng Bản Lầu chung tay xóa nhà tạm

[Ảnh] Đồn Biên phòng Bản Lầu chung tay xóa nhà tạm

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, thời gian qua, Đồn Biên phòng Bản Lầu (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai) đã huy động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia giúp đỡ các hộ dân hai xã vùng biên giới nơi đóng quân là Bản Lầu và Lùng Vai (Mường Khương) cải tạo, nâng cấp hàng trăm nhà ở.

Sôi động những ngày "nước rút"

Xây dựng nhà mới cho hộ bị thiên tai tại Bát Xát: Sôi động những ngày "nước rút"

Huyện Bát Xát có 1.291 hộ dân có nhà ở bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3 (Yagi), trong đó có 125 nhà bị cuốn trôi, đổ sập hoặc hư hỏng trên 70%. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện Bát Xát ưu tiên đặc biệt cho việc hỗ trợ các hộ dân bị mất nhà với phương châm xây nhà mới kịp thời, đảm bảo chất lượng, đúng mong muốn của người dân.

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Ngày 10/12, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát, UBND xã Pa Cheo (huyện Bát Xát) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh, dựa vào quản lý cộng đồng năm 2024.

"Lá chuối cũng là tiền"

"Lá chuối cũng là tiền"

"Lá chuối là tiền” đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người dân ở xã Nậm Chảy (Mường Khương) trong thời gian gần đây. Đó không phải là câu nói đùa, cũng không phải cách nói ví von, mà sự thật lá chuối đang mang lại nguồn thu nhập, thậm chí là thu nhập cao cho người dân địa phương.

Làm gì để bảo vệ vườn ươm chè giống gốc của tỉnh?

Làm gì để bảo vệ vườn ươm chè giống gốc của tỉnh?

Thời gian qua, vườn ươm chè giống của tỉnh tại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát đang bị bỏ hoang và bị người dân lấn chiếm. Mặc dù, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền xã có biện pháp bảo vệ và thu hồi những diện tích đất bị lấn chiếm nhưng vì nhiều lý do, đến nay mọi việc vẫn chưa được giải quyết, nguy cơ những cây chè giống hàng chục năm tuổi bị xóa sổ là rất lớn.

fb yt zl tw