Nếp sống mới ở khu dân cư

Đến thăm gia đình chị Giàng Thị Xinh ở khu dân cư Nặm Mèng, bản Tổng Kim (xã Vĩnh Yên), ấn tượng đầu tiên là ngôi nhà sàn rộng rãi, sạch sẽ, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, bao quanh nhà là rừng quế xanh tốt. Vườn rau và chuồng nuôi gia súc được bố trí hợp lý, cách xa nơi ở. Đó là những thay đổi tích cực khi gia đình chị Xinh tham gia mô hình “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới” do xã triển khai.

Chị Giàng Thị Xinh chia sẻ: Được cán bộ thôn, xã tuyên truyền, hướng dẫn về các tiêu chí thực hiện nếp sống văn hóa mới, gia đình tôi đã sắp xếp nhà ở gọn gàng, sạch sẽ, cải tạo vườn rau, vệ sinh chuồng chăn nuôi, đào hố chứa rác để giữ vệ sinh môi trường. Đồng thời, tích cực tham gia cùng bà con trong khu vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào cuối tuần, vừa làm đẹp nơi mình sinh sống, vừa thắt chặt tình làng nghĩa xóm.

5.jpg

Năm 2023, xã Vĩnh Yên triển khai mô hình “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới” tại khu dân cư Nặm Mèng, bản Tổng Kim. Mô hình được thực hiện với nhiều tiêu chí trên các lĩnh vực, từ phát triển kinh tế hộ gia đình, đảm bảo công tác an sinh xã hội, bài trừ hủ tục và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mông.

3.jpg

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Yên cho biết: Với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, nhiều năm trước, khu dân cư Nặm Mèng tồn tại nhiều hủ tục, như để người ốm ở nhà nhờ thầy mo đến cúng mà không đưa đến các cơ sở y tế để điều trị, người chết để trong nhà lâu ngày, kết hôn cận huyết thống, tảo hôn, chuồng nuôi nhốt gia súc gần nơi ở, không có nhà vệ sinh… Với sự vào cuộc quyết liệt của Đảng ủy và chính quyền xã, đặc biệt là tinh thần gương mẫu, đi trước, làm trước của các đảng viên Chi bộ thôn nên khu dân cư Nặm Mèng đã chuyển biến rõ rệt, hạn chế các hủ tục, xây dựng nếp sống mới tiến bộ.

4.jpg

Đến nay, trong khu dân cư không còn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, không có phụ nữ sinh con trước 18 tuổi, 100% hộ dân ở Nậm Mèng có nhà ở “3 cứng”, có bảo hiểm y tế, không còn hộ nghèo, trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, 93,7% hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

Thực hiện kế hoạch xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới” giai đoạn 2023 - 2025, huyện Bảo Yên đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tạo sự thay đổi về nhận thức của đồng bào Mông trong thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Từ đó, bà con tự giác xóa bỏ những tập tục lạc hậu, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh ở khu dân cư.

2.jpg

Huyện Bảo Yên đã triển khai xây dựng mô hình điểm tại 3 thôn, bản: Tổng Kim, xã Vĩnh Yên; bản 4, xã Điện Quan và bản 7 Mai Đào, xã Thượng Hà. Tại các xã có đồng bào Mông sinh sống (Xuân Hòa, Xuân Thượng, Tân Dương, Vĩnh Yên,Thượng Hà, Điện Quan, Yên Sơn, Bảo Hà, Tân Tiến, Kim Sơn, Minh Tân) cũng lựa chọn thôn, bản, khu dân cư để triển khai mô hình.

Huyện tập trung truyền thông mạnh về cơ sở để tạo chuyển biến trong ý thức, hành động của người dân. Tiếp đó, tổ chức hoạt động ra quân vệ sinh môi trường, di chuyển chuồng trại ra xa nhà ở, sắp xếp nhà ở gọn gàng, trồng đường hoa, thu gom và xử lý rác thải tại các khu dân cư. Bên cạnh đó, mở các lớp tập huấn bảo tồn và nâng cao kỹ năng khèn Mông cho những người uy tín, am hiểu và yêu thích nghệ thuật khèn của đồng bào Mông tại các xã, để xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương.

6.jpg

Tham gia các mô hình này, đồng bào dân tộc Mông cùng nhau giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan khu dân cư, mỗi gia đình đảm bảo “xanh - sạch”; phấn đấu không có tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, phụ nữ sinh con trước 18 tuổi; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt; tích cực phát triển kinh tế gia đình để giảm nghèo bền vững; không vi phạm an ninh trật tự và tệ nạn xã hội...

7.jpg

Kết quả bước đầu trong thực hiện mô hình “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới” ở Bảo Yên góp phần xóa bỏ hủ tục, nâng cao nhận thức và tính tự giác của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw