Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Mường Khương giúp người nghèo ổn định cuộc sống

Mường Khương giúp người nghèo ổn định cuộc sống

Mường Khương là địa phương có số hộ nghèo, cận nghèo, gia đình người có công với cách mạng có nhu cầu sửa chữa, làm mới nhà ở nhiều nhất tỉnh trong năm 2024, với 1.570 nhà. Để giúp người dân an cư, huyện tranh thủ nguồn lực từ các chương trình hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, huy động sự đóng góp của tổ chức, cá nhân và cộng đồng đẩy mạnh xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hiện, các công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang được cấp ủy đảng, chính quyền huyện quan tâm, triển khai đảm bảo tiến độ đề ra.

5-6906.png
7.png

Tháng 6/2024, chị Thào Seo Cu ở thôn Sín Chải B, xã Tả Ngài Chồ được nhận số tiền hỗ trợ 44 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để xoá nhà tạm. Cùng với số tiền tiết kiệm của gia đình, vay mượn thêm anh em, hàng xóm, vừa qua, gia đình chị Thào Seo Cu đã được về ở trong ngôi nhà mới xây. Từ ngày có nhà mới, vợ chồng chị Thào Seo Cu không còn phải lo lắng mỗi khi mưa to, gió lớn, yên tâm phát triển kinh tế để thoát nghèo.

4-592.png

Là 1 trong 10 xã nghèo nhất của tỉnh, năm 2024, Tả Ngài Chồ có 64 hộ dân được hỗ trợ kinh phí xoá nhà tạm, nhà dột nát. Đến nay, đã có 19 nhà hoàn thành và đưa vào sử dụng; 45 nhà đang vào giai đoạn hoàn thiện. Ông Thào Seo Phử, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Ngài Chồ cho biết: Xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Động viên các gia đình được hỗ trợ làm nhà khắc phục khó khăn, khẩn trương xây dựng nhà ở kiên cố để sớm ổn định cuộc sống lâu dài. Ngoài ra, xã cũng trực tiếp tìm và làm việc với các đơn vị cung ứng vật liệu, đảm bảo vật liệu và chi phí xây dựng nhà ở của người dân ở mức thấp nhất.

1-687.png

Năm 2024, thị trấn Mường Khương có 145 hộ có nhu cầu sửa chữa, làm mới nhà ở. Được phê duyệt danh sách và hỗ trợ kinh phí kịp thời, đến nay, đã có 113 hộ triển khai làm nhà, nghiệm thu công trình nhà ở. Ông Phạm Đăng Năm, Bí thư Đảng ủy thị trấn Mường Khương cho biết: Thị trấn đang triển khai 5 nguồn vốn kết hợp, đồng thời đã phát động quyên góp, ủng hộ kinh tế để hỗ trợ các hộ xây nhà. Vì điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn nên chúng tôi huy động sự hỗ trợ ngày công lao động để giúp đỡ các hộ gia đình làm nhà, hoặc đổi công cho nhau để cùng xây nhà.

2-8166.png

Thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát, toàn huyện Mường Khương có 1.570 hộ dân được phê duyệt hỗ trợ làm nhà ở trong năm 2024. Đến nay, huyện đã khởi công xây dựng, sửa chữa 1.370 nhà, đạt hơn 87% kế hoạch năm 2024.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, UBND huyện Mường Khương đã phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện đến năm 2025”, nhằm vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và Nhân dân hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết”, xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn. Cùng với đó, huyện chỉ đạo cấp ủy đảng, chính quyền các xã, thị trấn khẩn trương rà soát danh sách, số lượng hộ dân thuộc diện hỗ trợ có nhu cầu làm nhà ở, sửa chữa nhà ở đảm bảo phù hợp với các tiêu chí, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát.

8.png
modern-blue-workout-interview-carousel-instagram-post-2.png

Đồng chí Giàng Seo Vần, Bí thư Huyện ủy Mường Khương cho biết: Từ nay đến 31/12/2024, huyện Mường Khương quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa 1.570 nhà tạm, nhà dột nát theo kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, với những hộ trong danh sách xóa nhà tạm năm 2025, huyện chủ động tuyên truyền, nếu hộ nào đủ điều kiện thì vận động triển khai xây dựng nhà ở ngay từ bây giờ để có thời gian chuẩn bị về nhân công, nguyên vật liệu, nhằm giảm chi phí xây dựng.

Với quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự giúp sức, đồng lòng của người dân, các công trình xây dựng nhà ở tại huyện Mường Khương đang được triển khai đúng tiến độ, giúp người nghèo “an cư, lạc nghiệp”, tự tin vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tân An khởi sắc

Tân An khởi sắc

Trong tiết trời giá buốt của ngày đông, xuôi dòng sông Hồng, chúng tôi về Tân An - xã “cửa ngõ” phía đông nam huyện Văn Bàn. Sau hoàn lưu bão số 3 (Yagi) tháng 9/2024, mầm xanh bật dậy bên những bãi bồi ven sông, trên đồi quế trải dài tít tắp tỏa hương ngào ngạt cho khách qua đường cảm nhận được miền quê trù phú, ấm êm trong không khí tết cận kề…

Bắc Hà: Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ Nghị quyết 10

Bắc Hà: Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ Nghị quyết 10

Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa được triển khai hiệu quả đã tạo bước ngoặt trong tư duy sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Bắc Hà. Từ sản xuất nhỏ lẻ, huyện Bắc Hà đã dần hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững.

Chắt mật ngọt từ núi đá Xuân Quang

Chắt mật ngọt từ núi đá Xuân Quang

Say mê kể chuyện về những đàn ong mật cần mẫn, nông dân Cao Văn Chiến, thôn Nậm Dù, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) nhớ như in hành trình băng rừng, dò từng khe đá tìm tổ ong tự nhiên lấy mật đầy vất vả, nguy hiểm đến quyết tâm thuần hóa đưa ong về nuôi trong vườn nhà và gây dựng thành công thương hiệu mật ong núi đá, mang nghề mới cho người dân trong xã thu tiền tỷ mỗi năm.

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Bản Liên Hà 6, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên có 130 hộ, với hơn 500 nhân khẩu, hầu hết là người từ Hưng Yên lên Lào Cai lập nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ trước, theo lời kêu gọi xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Hơn 60 năm gắn bó với mảnh đất biên cương của Tổ quốc, bản nhỏ bên bờ sông Hồng đã “thay da, đổi thịt”. 

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

Xã Bảo Nhai - vùng đất được mệnh danh là “cửa ngõ” của huyện Bắc Hà đã và đang có sự thay đổi mạnh mẽ, ngày càng phát triển. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng cán bộ, đảng viên và người dân, Bảo Nhai đang trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị loại V.

Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Năm 2024, quả chuối ngự (xưa là cống phẩm tiến vua) có thời cơ “lên ngôi” khiến người nông dân ở Bảo Thắng phấn khởi và tự tin cho kế hoạch phát triển cây trồng này trong những năm tới. Dù chưa phải là cây trồng chủ lực, nhưng cây chuối ngự đang có cơ hội gia tăng diện tích bởi lợi thế và tiềm năng lớn...

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”.

Nông dân Bảo Thắng: Thêm vụ, thêm niềm vui

Nông dân Bảo Thắng: Thêm vụ, thêm niềm vui

Mùa đông năm nay đến muộn hơn nhưng thời tiết vẫn được cho là có nhiều thuận lợi trong sản xuất vụ đông với nền nhiệt không quá thấp, nhiều ngày hửng nắng, nước tưới dồi dào. Đây là yếu tố giúp người nông dân huyện Bảo Thắng - địa phương có diện tích cây vụ đông luôn đứng tốp đầu trong tỉnh mạnh dạn đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu suất sử dụng đất trong năm và gia tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác. 

Quan tâm nâng cao tỷ lệ hội viên nông dân

Quan tâm nâng cao tỷ lệ hội viên nông dân

Năm 2024, hội nông dân các cấp trong tỉnh kết nạp 2.776 hội viên (đạt gần 139% so với kế hoạch đề ra), nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 107.869 người. Kết quả này có được là nhờ các cấp hội chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, qua đó thu hút được hội viên, nông dân tham gia, góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng lớn mạnh.

fb yt zl tw