Nậm Lúc còn nhiều khó khăn

Tính đến tháng 8/2024, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) đã đạt 12/19 tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, sau ảnh hưởng của bão số 3 vào tháng 9 vừa qua, 4 tiêu chí trong số đó đã bị “cuốn trôi” theo dòng nước lũ. Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở xã vùng III vốn đã khó nay càng khó hơn.

Tiêu chí trường học là 1 trong 4 tiêu chí đã bị “rớt”. Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) bán trú THCS Nậm Lúc là 1 trong 9 trường học trên địa bàn huyện Bắc Hà bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Tuy nhiên, đây là ngôi trường duy nhất phải di chuyển đi nơi khác để đảm bảo an toàn do ngọn núi cao phía sau trường đã xuất hiện vết nứt, nguy cơ sạt lở nghiêm trọng.

4.png

Ông Mai Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Nậm Lúc cho biết: Từ ngày 25/9, gần 300 học sinh của trường phải chuyển ra học nhờ tại Trường THCS Bảo Nhai. Do thiếu phòng học nên khối lớp 8 của trường đang phải dồn lại để học chung 1 lớp. Ngoài ra, khu vực phòng ăn rộng 150 m2 đang được nhà trường tận dụng để làm phòng ở bán trú cho hơn 100 học sinh. Việc phải đi mượn cơ sở vật chất ở nơi khác đã gây nhiều khó khăn cho công tác dạy học và sinh hoạt bán trú của học sinh và thầy cô giáo.

5.png

Theo thông tin từ UBND xã Nậm Lúc, trận mưa lũ lịch sử tháng 9 vừa qua cũng làm thiệt hại 10 công trình thủy lợi tại các thôn: Nậm Lúc Hạ, Nậm Lúc Thượng, Nậm Chăm, Nậm Kha 2, Nậm Kha 1, Nậm Lầy, Nậm Nhù, Nậm Chàm, Nậm Tông, Cốc Đầm với tổng chiều dài 7,5 km kênh bê tông và kênh đất hư hỏng… dẫn tới không còn khả năng dẫn nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

2.png

Trong 25 tỷ đồng bị thiệt hại do mưa lũ chủ yếu là giá trị thiệt hại về tài sản, hoa màu của người dân… Sinh kế sản xuất bị ảnh hưởng nên tiêu chí thu nhập cũng sụt giảm. Năm 2023, thu nhập bình quân của xã Nậm Lúc đạt 44,5 triệu đồng/người, dự kiến đến hết năm 2024 con số này tăng lên 45 triệu đồng/người và đạt tiêu chí thu nhập. Tuy nhiên, sau những thiệt hại bởi bão số 3 gây ra, ước thu nhập bình quân trên địa bàn xã năm 2024 chỉ đạt 44,2 triệu đồng/người.

3.png

Cũng do mưa lũ, toàn xã có 24 căn nhà bị đổ sập hoàn toàn, 126 hộ dân trong khu vực nguy cơ sạt lở cao cần di dời khẩn cấp; hơn 46,5 ha lúa, hoa màu bị vùi lấp, mức độ thiệt hại hơn 70%...

Những thiệt hại này đã ảnh hưởng trực tiếp đến các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã. Qua đánh giá sơ bộ thì các tiêu chí như thu nhập, trường học, giao thông, thủy lợi chắc chắn sẽ không đạt như trước thời điểm mưa lũ xảy ra.

Ông Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Lúc.

Tính đến thời điểm hiện tại, xã Nậm Lúc chỉ còn 8 tiêu chí đạt chuẩn, gồm: quy hoạch, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, lao động và việc làm, y tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh.

Thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa khắc phục hậu quả thiên tai vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy đảng, chính quyền xã xác định để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới sau bão số 3 cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó cần có sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của người dân, tập trung tuyên truyền để ổn định tư tưởng, động viên Nhân dân quyết tâm vượt khó.

Ông Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Trước mắt, xã tập trung ổn định cuộc sống của các hộ bị thiệt hại do thiên tai, khôi phục sản xuất, sửa chữa công trình thủy lợi, đường giao thông để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người dân.

6.png

Với các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vận động xã hội hóa lồng ghép với nguồn vốn từ các chương trình, dự án trong công tác giảm nghèo bền vững được thực hiện đồng bộ trên địa bàn xã, đến nay xã Nậm Lúc còn 258/729 hộ nghèo (chiếm 35,39%), 116 hộ cận nghèo (chiếm 15,91%).

Thời gian tới, UBND xã Nậm Lúc sẽ dựa trên lợi thế của địa phương để tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhằm đa dạng hóa nguồn thu, giúp người dân thoát nghèo. Bên cạnh đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể và cán bộ, công chức phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo; thực hiện đúng quy định, giải quyết các chế độ an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

fb yt zl tw