Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai và đề xuất giải pháp tăng cường mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh tại tỉnh - đó là những nội dung được thảo luận tại Hội thảo đề xuất giải pháp tăng cường mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh do Hội Nông dân tỉnh tổ chức sáng 20/12.

baolaocai-br_img-8283.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cá nước lạnh trên địa bàn

Thời gian qua, việc phát triển cá nước lạnh trong tỉnh bộc lộ nhiều tồn tại như: Nuôi tự phát, không tuân theo quy hoạch. Việc nuôi chung một nguồn nước gây khó khăn trong quản lý chất lượng nguồn nước, quản lý dịch bệnh và chất lượng sản phẩm. Quá trình khai thác và sử dụng nguồn nước lạnh chưa đảm bảo quy hoạch; chưa có các giải pháp đồng bộ về quản lý nguồn nước và bảo vệ môi trường; tiềm ẩn, nguy cơ đập, ao, hồ. Hiện nay, tỉnh chưa chủ động được con giống trong sản xuất; chất lượng con giống cá tầm khó kiểm soát về số lượng, chất lượng.

Ngoài ra, sản xuất vẫn nhỏ lẻ, manh mún, dựa vào kinh nghiệm, thiếu ổn định; chưa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến, có hiệu quả; phát sinh một số dịch bệnh như nấm, ký sinh trùng, bệnh do vi khuẩn, việc sử dụng thuốc, sản phẩm xử lý môi trường chưa đúng kỹ thuật... Việc liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc; quy mô, phạm vi liên kết còn nhỏ, chưa có nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại điển hình, quy mô lớn, chủ yếu liên kết theo từng khâu trong sản xuất (liên kết trong cung ứng giống, thức ăn)…

Tại Lào Cai, việc tiêu thụ sản phẩm vẫn chủ yếu thông qua một số doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác có hoạt động kinh doanh. Hội Cá nước lạnh Lào Cai đã phát huy vai trò trong việc kết nối các thành viên, các hộ dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, khối lượng tiêu thụ trên thị trường quốc tế và các thị trường lớn trong nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh còn khiêm tốn…

Liên kết sản xuất - tiêu thụ cá nước lạnh tỉnh Lào Cai theo chuỗi giá trị

Từ thực tế trên, tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất nhiều ý kiến, giải pháp để liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh tại Lào Cai.

Trong đó đặc biệt đề xuất các nội dung như: Đề nghị UBND tỉnh Lào Cai bố trí kinh phí cho hoạt động tăng cường năng lực của các tác nhân tham gia chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ cá nước lạnh của tỉnh; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan tới chất lượng con giống để kiểm soát chất lượng giống trước khi cung ứng phục vụ thị trường. Đồng thời có những cơ chế phù hợp để các cơ sở sản xuất giống tham gia chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.

Để sản xuất đem lại hiệu quả như mong muốn, các loại thức ăn được cung ứng trên địa bàn tỉnh cần được các cơ quan chuyên môn khảo nghiệm, thử nghiệm, đánh giá trước khi cung ứng phục vụ thị trường. Vì vậy, cần có sự phối hợp của các cơ sở kinh doanh, cung ứng thức ăn trong mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Ngoài ra, cần hỗ trợ các hộ dân về kinh phí chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP thủy sản. Đây là điều kiện rất cần thiết cho sản phẩm cá nước lạnh của Lào Cai vươn xa tới các thị trường lớn trong nước và thế giới...

baolaocai-br_img-8243.jpg
Ông Bùi Quang Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh phát biểu tại hội thảo.

Theo số liệu của Hội Nông dân, tại Lào Cai, nuôi cá nước lạnh đang là ngành sản xuất đem lại thu nhập cao. Theo số liệu thống kê sơ bộ, hiện có gần 1.200 hộ nông dân nuôi cá nước lạnh ở tại các địa phương: Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Văn Bàn, thành phố Lào Cai, Bắc Hà, Bảo Thắng. Sản lượng ước đạt gần 1.500 tấn/năm, với 2 loại: cá hồi vân và cá tầm. Tổng giá trị sản xuất ước đạt hơn 300 tỷ đồng.

Ông Bùi Quang Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thông tin: Theo kế hoạch phát triển thủy sản, dự kiến tới 2025 và 2030, Lào Cai có khoảng 54.500 m3 bồn bể nuôi cá nước lạnh, tập trung tại các địa phương: Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa. Đến nay đã đạt hơn 382.000m3. Tuy nhiên, nghề nuôi cá nước lạnh trong tỉnh vẫn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là đầu ra thiếu ổn định, không có sự liên kết, dẫn đến người sản xuất còn tâm lý hoang mang. Hội thảo sẽ là dịp để tiếp thu ý kiến các đại biểu, góp phần hoàn thiện báo cáo khoa học sát với thực tế sản xuất, đồng thời hỗ trợ người nuôi cá tìm ra giải pháp liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .

baolaocai-br_img-8247.jpg
Ông Hầu A Seng, hộ nuôi cá hồi ở Dền Thàng, Bát Xát

Mong muốn cơ sở bán thuốc và hộ nuôi cá có sự liên kết

Xã Dền Thàng, huyện Bát Xát hiện có nhiều hộ nuôi cá nước lạnh. Các hộ đã có sự thay đổi lớn về kinh tế từ khi biết đến nghề này. Tuy nhiên, cá hồi, cá tầm dễ mắc nhiều dịch bệnh, khó nuôi, đặc biệt là bệnh đường ruột. Hằng năm có hàng tấn cá chết vì dịch bệnh. Tôi mong muốn Hội Nông dân quan tâm hơn việc liên kết với cơ sở bán thuốc chữa bệnh cho cá, tránh tình trạng người dân tự ý mua và sử dụng thuốc gây hại đến môi trường. Đồng thời kiểm soát các cơ sở thu mua, tiêu thụ để ngăn chặn việc doanh nghiệp ép giá, nhiều hộ dân bán phá giá.

baolaocai-br_img-8265.jpg
Ông Trương Mạnh Hùng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Lào Cai

Nâng cao năng lực quản lý của hợp tác xã và tổ sản xuất

Các hợp tác xã cần nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất, cụ thể là đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý tài chính, lập kế hoạch kinh doanh, chiến lược thị trường; xây dựng quy trình vận hành minh bạch, hiệu quả để đảm bảo quyền lợi của tất cả các thành viên. Khi thành viên được đảm bảo quyền lợi, hợp tác xã sẽ đảm bảo được số lượng, chất lượng sản phẩm đầu vào, hạn chế sự đứt gãy chuỗi liên kết giá trị. Thứ hai là đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, không chỉ dừng lại ở sản xuất nguyên liệu thô mà cần phát triển các sản phẩm chế biến sâu, gia tăng giá trị qua chế biến, bảo quản và phân phối. Thứ ba, hợp tác xã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như cung ứng giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi cho thành viên. Ngoài ra, cần mở rộng liên kết với thị trường, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp chế biến và phân phối để đảm bảo đầu ra ổn định; tham gia các hội chợ, triển lãm nông sản, cũng như sử dụng các nền tảng trực tuyến để quảng bá và bán sản phẩm.

baolaocai-br_img-8269.jpg
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Hội cá nước lạnh Lào Cai

Tăng cường quản lý nguồn cá nhập khẩu

Trước đây việc tiêu thụ cá hồi, cá tầm khá đơn giản, bởi giá cao, phục vụ nhiều khách quốc tế. Tuy nhiên, thời điểm này kinh tế khó khăn, tuy sức mua vẫn khá cao nhưng giá cá hạ. Cá hồi do người dân nuôi tại Sa Pa chủ yếu vẫn tiêu thụ trên địa bàn. Việc tiêu thụ tại các siêu thị hay các tỉnh, thành lớn còn gặp khó khăn, do nhiều nơi chuộng nhập cá ngoại. Sản lượng cá nuôi tại Sa Pa chưa đáp ứng được nhu cầu của các siêu thị lớn.

Tôi mong muốn các cơ quan quản lý tăng cường quản lý về nguồn hàng nhập khẩu, có sự sàng lọc, ưu tiên sản phẩm cung cấp của địa phương. Đồng thời khuyến cáo tới người tiêu dùng, cơ sở nuôi cá việc lựa chọn mặt hàng, nguồn giống… để làm “sạch” thị trường cá nước lạnh.

baolaocai-br_img-8279.jpg
Đại diện Sở Công Thương tham luận tại hội thảo.

Phát huy vai trò của thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử ngày càng mở rộng. Cá tầm và cá hồi có nhiều tiềm năng để phát triển trên các sàn thương mại điện tử, nhưng việc kinh doanh các sản phẩm này vẫn đối mặt với không ít khó khăn và hạn chế. Để khắc phục những khó khăn cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ như sau: Cải thiện hệ thống logistics, hợp tác với các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, đầu tư vào công nghệ bảo quản lạnh để đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng tốt nhất; xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh phát triển thương hiệu cá tầm, cá hồi Lào Cai thông qua các chứng nhận uy tín và chiến lược quảng bá mạnh mẽ. Tăng cường tổ chức các khóa tập huấn cho người bán hàng về kỹ năng vận hành gian hàng trên các sàn thương mại điện tử. Bên cạnh đó cần tăng cường liên kết giữa các bên trong chuỗi giá trị để đảm bảo nguồn cung ổn định và bền vững. Cuối cùng là ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc: Tích hợp blockchain hoặc QR code để minh bạch hóa thông tin sản phẩm, nâng cao niềm tin của người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw