Mô hình chuối kháng bệnh vàng lá Panama đạt hiệu quả kháng bệnh cao

Ngày 19/12, tại xã Bản Cầm, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Lào Cai phối hợp với Công ty Cổ phần đầu tư rau quả Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá mô hình trồng chuối tiêu kháng bệnh vàng lá Panama sau 1 năm trồng khảo nghiệm.

Vàng lá Panama trên chuối là bệnh đặc biệt nguy hiểm, lây lan nhanh, hiện nay chưa có thuốc bảo vệ thực vật đặc trị khiến nhiều vùng trồng chuối trên địa bàn tỉnh buộc phải thay đổi sang cây trồng khác.

baolaocai-br_chuoi-4.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Thực hiện việc triển khai phát triển vùng sản xuất chuối theo Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai, Trung tâm Giống Nông nghiệp phối hợp với Công ty Cổ phần đầu tư Rau quả Việt Nam thực hiện mô hình trồng chuối tiêu kháng bệnh vàng lá Panama.

baolaocai-br_mo-hinh-chuoi-1.jpg
Kiểm tra thực tế mô hình tại xã Bản Cầm (Bảo Thắng).

Mô hình được thực hiện tại 4 địa điểm gồm xã Xuân Thượng huyện Bảo Yên; xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát; xã Bản Cầm huyện Bảo Thắng và xã Bản Lầu, huyện Mường Khương. Đây là những vùng trồng chuối chủ lực của tỉnh, đã từng bị nhiễm bệnh vàng lá trước đó.

Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 300 cây giống/địa điểm và hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất chuối theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

baolaocai-br_chuoi-2.jpg
Giống chuối Furi5 quả to, mẫu mã đẹp, phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu.

Qua theo dõi các mô hình cây chuối sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh vàng lá các điểm từ 5 - 7 cây, chiếm tỷ lệ từ 1,6 - 2,3%. So sánh với đối chứng (tại điểm xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng) cho thấy toàn bộ diện tích đối chứng bị bệnh, người dân đã phá bỏ để trồng ngô.

baolaocai-c_chuoi-3.jpg
Vùng trồng chuối kháng bệnh (phía trên) đạt hiệu quả kháng bệnh tốt so với vùng trồng giống chuối cũ đối chứng (phía dưới).

Mô hình được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thích ứng và chống chịu bệnh vàng lá Panama của giống chuối tiêu Furi5. Giống chuối này có mẫu mã và chất lượng tương tự như giống chuối già Nam Mỹ (giống chuối hiện người dân đang trồng xuất khẩu).

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

fb yt zl tw