Mường Khương: Chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc trong mùa đông

Những ngày này, tại huyện Mường Khương nhiệt độ xuống thấp. Trước thực trạng trên, cơ quan chuyên môn và chính quyền các xã, thị trấn đã chỉ đạo và hướng dẫn người dân chủ động thực hiện nhiều biện pháp để phòng, chống đói rét cho đàn gia súc.

chi-suong-tung-chung-pho.jpg
Gia đình chị Lù Thị Sương chủ động cắt cỏ voi và bổ sung thêm thức ăn tinh để tăng sức đề kháng cho bò.

Gia đình chị Lùng Thị Sương, thôn Văng Leng, xã Tung Chung Phố hiện đang nuôi 2 con bò. Trong những ngày trời rét, nhiệt độ giảm sâu, để bảo vệ gia súc của gia đình, chị đã đưa bò từ lán ở nương về nhốt tại chuồng để tránh rét. Ngoài việc dùng bạt quây kín nơi nhốt bò, chị còn chủ động cắt cỏ voi và bổ sung thêm thức ăn tinh để tăng sức đề kháng cho bò.

dsc02445.jpg
a-chu-pha-long.jpg
Gia đình anh Ma Seo Chứ chủ động che chắn chuồng nuôi kín gió và dự trữ rơm khô sau mùa gặt cho đàn gia súc ăn dần.

Tương tự gia đình chị Sương, gia đình anh Ma Seo Chứ ở thôn Pha Long 1 xã Pha Long có 5 con trâu, trong đó có 1 con nghé con. Những ngày vừa qua, anh Chứ cũng đã chủ động che chắn, giữ ấm chuồng nuôi kín gió. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 13 độ C, anh không chăn thả trâu lên đồi mà nhốt trong chuồng, bổ sung thêm thức ăn tinh, nấu cám ấm nóng cho trâu ăn. Không những vậy, để chủ động nguồn thức ăn cho trâu vào những ngày mưa rét kéo dài, gia đình anh Chứ còn dự trữ rơm khô sau mùa gặt cho đàn gia súc ăn dần.

z6100402249465-0178aed940bb0324adf7406653d9e8df.jpg
dsc02455.jpg
Các hộ chăn nuôi ở Mường Khương luôn chủ động biện pháp bảo vệ đàn gia súc trong mùa đông.

Hiện nay, tổng đàn đại gia súc của toàn huyện Mường Khương là hơn 11.000 con trong đó 8.214 con trâu, 2.719 con bò, 158 con ngựa. Để bảo đảm cho đàn gia súc tránh dịch bệnh, đề kháng tốt chống chọi với giá rét, trước đó cán bộ thú y huyện làm tốt công tác tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi. Các hộ chăn nuôi chủ động tiêm phòng để bảo vệ đàn gia súc khỏe mạnh.

Đồng thời, huyện Mường Khương khuyến khích, hỗ trợ các hộ có đại gia súc phát triển vùng thức ăn trồng cỏ voi, hoàn thiện chuồng trại để có nơi tránh rét khi có đợt rét đậm, rét hại và sương muối kéo dài; tăng cường kiểm tra, tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi về các biện pháp phòng chống rét cho gia súc.

Qua rà soát, toàn huyện Mường Khương số hộ có chuồng trại chăn nuôi đại gia súc 2.849/2.986 hộ (chiếm 95,41%); trong đó, chuồng kiên cố đảm bảo phòng chống rét là 2.208 hộ, chuồng tạm chưa đảm bảo phòng chống rét 641 hộ và chưa có chuồng trại (gia súc được nuôi nhốt trong hang hoặc gian bếp) là 137 hộ. Tổng số hộ đã dự trữ thức ăn cho đàn gia súc chiếm 99,36%. Diện tích trồng cỏ voi toàn huyện là hơn 127 ha.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Ngày 10/12, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát, UBND xã Pa Cheo (huyện Bát Xát) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh, dựa vào quản lý cộng đồng năm 2024.

"Lá chuối cũng là tiền"

"Lá chuối cũng là tiền"

"Lá chuối là tiền” đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người dân ở xã Nậm Chảy (Mường Khương) trong thời gian gần đây. Đó không phải là câu nói đùa, cũng không phải cách nói ví von, mà sự thật lá chuối đang mang lại nguồn thu nhập, thậm chí là thu nhập cao cho người dân địa phương.

Làm gì để bảo vệ vườn ươm chè giống gốc của tỉnh?

Làm gì để bảo vệ vườn ươm chè giống gốc của tỉnh?

Thời gian qua, vườn ươm chè giống của tỉnh tại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát đang bị bỏ hoang và bị người dân lấn chiếm. Mặc dù, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền xã có biện pháp bảo vệ và thu hồi những diện tích đất bị lấn chiếm nhưng vì nhiều lý do, đến nay mọi việc vẫn chưa được giải quyết, nguy cơ những cây chè giống hàng chục năm tuổi bị xóa sổ là rất lớn.

Phát huy hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát huy hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, nhiều chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát huy hiệu quả, giúp tỉnh Lào Cai từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

[Ảnh] Tả Phời hôm nay

[Ảnh] Tả Phời hôm nay

Tả Phời từng là xã khó khăn nhất trong những ngày đầu thị xã Lào Cai trở thành thành phố năm 2004. Đến nay, sau 20 năm xây dựng và phát triển, diện mạo xã vùng cao này đã đổi thay toàn diện về mọi mặt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.

Đưa nông sản Việt vươn xa

Đưa nông sản Việt vươn xa

150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng quy tụ tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ ngày 28/11-1/12 tới để trưng bày, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

[Ảnh] Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

[Ảnh] Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

fb yt zl tw