Những bệnh có thể bùng phát sau mưa lũ

Theo chuyên gia, sau mưa lũ nguy cơ tiềm ẩn bùng phát nhiều bệnh như sởi, sốt xuất huyết, cúm, đau mắt đỏ.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sau lũ lụt, các bệnh nguy cơ gặp cao nhất là tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm.

Ở các vùng sau mưa, lũ lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng đáng kể, như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter) hoặc amíp, giardia.

Nhóm các bệnh này dễ gây dịch với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy cấp. Trẻ em còn có nguy cơ mắc bệnh tay - chân - miệng.

Sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình là sốt xuất huyết, sốt do virus thường và sốt rét.

Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng. Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị.

Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, nấm móng... (Ảnh minh hoạ)

Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, nấm móng... (Ảnh minh hoạ)

Đau mắt đỏ cũng dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao hơn trong mùa mưa lũ.

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, nấm móng, ghẻ, viêm da, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm kí sinh gây ra), mẩn ngứa.

Người dân cần đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi, thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

vtcnews.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vì tương lai của trẻ em gái

Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10: Vì tương lai của trẻ em gái

Năm 2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 11/10 hằng năm là ngày Quốc tế trẻ em gái, nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung.

Bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”

Ngày thị giác thế giới 10/10: Bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”

Ngày Thị giác thế giới được tổ chức hằng năm nhằm nêu bật tầm quan trọng của việc bảo vệ mắt và thị giác của chúng ta, nâng cao nhận thức về suy giảm thị lực và mù lòa, đồng thời, thúc đẩy việc chăm sóc mắt và thị lực. Năm nay, chủ đề được Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn là: “Ưu tiên chăm sóc sức khỏe mắt của trẻ em”.

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành vụ việc học sinh, sinh viên nhập viện do triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành vụ việc học sinh, sinh viên nhập viện do triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Đến sáng nay (10/10), Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh đã tiếp nhận thêm 10 học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai nhập viện với các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như: sốt, đau bụng, đi ngoài, nâng tổng số học sinh, sinh viên đang điều trị tại đây lên 50 người. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã thành lập 2 đoàn làm việc, kiểm tra sau vụ việc. 

Phụ huynh cần tăng cường biện pháp phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi vào mùa

Phụ huynh cần tăng cường biện pháp phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi vào mùa

Theo ngành y tế, vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi bước vào mùa tựu trường, bệnh hô hấp ở trẻ em thường có xu hướng tăng cao do các yếu tố thời tiết biến động và sự lây lan trong môi trường lớp học. Ngành y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân và các cơ sở giáo dục cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA

Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA

Chiều 7/10, tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải Nobel Y Sinh 2024 thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros (sinh năm 1953) và Gary Ruvkun (sinh năm 1952) với việc phát hiện ra RNA siêu nhỏ (microRNA hay microARN), qua đó khám phá ra nguyên lý cơ bản chi phối cách thức điều hòa hoạt động của gene.

Ra mắt và tọa đàm về bộ sách 'Bộ công cụ tinh gọn trong y tế'

Ra mắt và tọa đàm về bộ sách 'Bộ công cụ tinh gọn trong y tế'

Nhằm giúp các nhà quản lý y tế, quản trị bệnh viện cùng các cán bộ, nhân viên y tế có giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện an toàn người bệnh, bảo đảm việc thu chi đáp ứng khả năng chi trả của bệnh nhân, Viện Đánh giá chất lượng và Phát triển nhân lực Y tế (HARDI) và Thương hiệu sách Y học MedInsights của Alpha Books vừa tổ chức ra mắt và tọa đàm về bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”.

fbytzltw