Nhộn phịp chợ nông cụ đầu xuân ở vùng cao Si Ma Cai

LCĐT - Hoạt động mua bán nông cụ của người dân tạo khí thế sôi nổi, khởi đầu một năm mới tích cực lao động, sản xuất ở vùng cao Si Ma Cai.

Nhộn phịp chợ nông cụ đầu xuân ở vùng cao Si Ma Cai ảnh 1
Bà con nông dân lựa chọn lưỡi cày, cuốc phục vụ sản xuất.

Si Ma Cai là huyện vùng cao, người dân sống dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi là chính nên sau thời gian nghỉ tết Nguyên đán, người dân địa phương rất chú trọng sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ ngô đầu năm. Tại phiên chợ đầu xuân, một trong những mặt hàng được người dân quan tâm nhiều nhất là các nông cụ như dao phát, cày, cuốc…

Những nông cụ bày bán ở chợ do tự tay người dân địa phương làm ra, không giống các sản phẩm từ miền xuôi đưa lên. Ví dụ như lưỡi cày ở đây được làm dày, to và sắc hơn so với lưỡi cày miền xuôi nhỏ và ngắn.

Dù cuộc sống có nhiều đổi thay nhưng những chiếc cày này vẫn được làm thủ công rất tỉ mỉ và được nhiều người lựa chọn. Chị Thào Thị Chí, thôn Cốc Dế, xã Bản Mế cho biết: Mặc dù bây giờ đã có máy cày, máy bừa, nhưng do gia đình nuôi nhiều trâu nên tôi vẫn muốn mua lưỡi cày về tận dụng nguồn lao động và giảm chi phí sản xuất.

Các mặt hàng dao phát, cuốc, xẻng và lưỡi cày được bày bán nhiều ở chợ phiên Sín Chéng. Chị Thào Thị Chư, thôn Sín Chải, xã Sín Chéng cho biết: "Thời gian này, gia đình đang tập trung sản xuất vụ mới, tôi đi chợ mua thêm nông cụ. Tôi thấy nông cụ năm nay rất phong phú, đa dạng, chất lượng tốt, giá cả cũng hợp lý".

Hiện nay, giá các mặt hàng nông cụ tại chợ phiên Sín Chéng không tăng giá so với mọi năm. Chị Thền Thị Nguyễn, tiểu thương đến từ xã Na Hối (huyện Bắc Hà) cho biết: Năm nay, bà con sản xuất mùa vụ sớm nên các mặt hàng như cuốc và lưỡi cày bán rất chạy. Giá cả lại phải chăng, hiện một lưỡi cày có giá bán 280 nghìn đồng. Nếu người dân có lưỡi cày cũ, hỏng đem đổi thì giá chỉ còn 250 nghìn đồng/lưỡi cày. Trung bình mỗi phiên chợ, tôi bán được từ 4 đến 5 triệu đồng tiền nông cụ.

Những năm gần đây, song song với việc sử dụng sức trâu cày kéo ở những khu đất đồi dốc, người dân đã sắm thêm máy móc, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Với sự chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ sản xuất nông nghiệp ngay từ những ngày đầu năm và sự cần cù trong lao động, sản xuất, tin rằng Si Ma Cai sẽ có những vụ mùa bội thu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ động các biện pháp nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra

Chủ động các biện pháp nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra

UBND tỉnh Lào Cai vừa có Văn bản số 2412-UBND/NLN yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc thực hiện và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Tạo sức bật mới trong thu hút đầu tư

Tạo sức bật mới trong thu hút đầu tư

Với sự nỗ lực, từng bước khắc phục khó khăn và đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, việc thu hút đầu tư vào tỉnh đạt nhiều kết quả, tạo sức lan tỏa không chỉ với địa phương, mà còn cả vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Chuyện vui - buồn ở “thủ phủ” sa nhân Nậm Chảy

Chuyện vui - buồn ở “thủ phủ” sa nhân Nậm Chảy

Trong vài năm gần đây, sa nhân được coi là cây giúp “xóa đói, giảm nghèo” đối với nhiều hộ ở xã Nậm Chảy (huyện Mường Khương). Tuy nhiên thời gian qua, cây sa nhân liên tục mất mùa, mất giá khiến nhiều hộ phải chặt bỏ dù còn “nặng lòng” hy vọng.

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Hàng chục nghìn ha cây trồng đang héo hon trong nắng hạn, hàng nghìn hộ dân đang hằng ngày vật lộn với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhưng xem ra ông trời vẫn chưa thấu nỗi nhọc nhằn của người dân nơi đây.

Bản Lầu mở rộng diện tích trồng dứa trái vụ

Bản Lầu mở rộng diện tích trồng dứa trái vụ

Dứa chính vụ bán với giá 4.000 - 6.000 đồng/kg, còn dứa trái vụ giá từ 10.000 - 12.000 đồng/kg. Để thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm và tăng thu nhập, nông dân xã Bản Lầu (huyện Mường Khương) đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật để mở rộng diện tích canh tác dứa trái vụ.

Thẩm định điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

Thẩm định điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 2/6, tại Bộ Xây dựng, Hội đồng thẩm định liên bộ tổ chức cuộc họp thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Bà Trần Thu Hằng - Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - kiến trúc (Bộ Xây dựng), Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.

fb yt zl tw