Nhiều kênh phân phối mở cửa phục vụ mua sắm ngày mùng 1 Tết

Báo cáo nhanh tình hình thị trường một số mặt hàng phục vụ Tết của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) ngày 29/1 (tức ngày mùng 1 Tết) cho thấy, nhân dân chủ yếu đi chơi Tết, thăm hỏi, lễ chùa đầu năm, hoạt động mua bán hàng hóa rất ít, phần lớn các cơ sở kinh doanh đều nghỉ Tết.

Khách hàng mua sắm tại Big C Long Biên (Hà Nội). Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN
Khách hàng mua sắm tại Big C Long Biên (Hà Nội). Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN

Một số chuỗi hệ thống cửa hàng tiện lợi như Circle K, Family Mart, B’s mart, 7 Eleven, GS25 hay hệ thống phân phối lớn như AEON, Go! và Big C... vẫn mở cửa xuyên Tết phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Giá các mặt hàng tại các siêu thị nhìn chung ổn định so với trước Tết.

Theo phong tục truyền thống, ngày mùng 1 Tết, người dân thường đi lễ đầu năm tại các đền, đình, chùa nên các mặt hàng được tiểu thương bày bán và được tiêu thụ trong ngày hôm nay chủ yếu là hoa, quả tươi, bánh kẹo, vàng mã... phục vụ người dân đi lễ. Cụ thể, giá một số loại hoa có tăng cao hơn chút do nhu cầu đi lễ chùa của người dân. Giá hoa ly từ 200.000 - 350.000 đồng/chục cành tùy loại; lay -ơn từ 80.000 - 100.000 đồng/chục; cúc đại đóa khoảng 40.000 - 60.000 đồng/chục; hoa hồng 50.000 - 70.000 đồng/chục...

Theo Vụ Thị trường trong nước, giá một số hàng hóa thiết yếu tại các siêu thị ổn định so với ngày hôm trước. Cụ thể, đối với mặt hàng lương thực, giá cả các loại gạo tẻ thường, gạo tẻ chất lượng cao và gạo nếp ngon có xu hướng ổn định so với ngày hôm trước. Giá gạo tẻ chất lượng cao khu vực miền Bắc dao động từ 25.000 – 42.000 đồng/kg; giá gạo nếp từ 29.000 - 38.000 đồng/kg; tại khu vực miền Nam, gạo tẻ chất lượng cao từ 22.000 – 38.000 đồng/kg; giá gạo nếp dao động từ 27.000– 34.000 đồng/kg.

Với mặt hàng thực phẩm tươi sống, giá thịt lợn, giá thịt bò, cá thu (tại miền Nam) tăng nhẹ 5.000-10.000 đồng/kg so với ngày hôm trước. Hiện tại, giá thịt lợn phổ biến ở mức: mông sấn 110.000-120.000 đồng/kg, giá thịt lợn thăn, ba chỉ 130.000-160.000 đồng/kg; thịt bò thăn loại I từ 250.000 -280.000 đồng/kg; giá gà ta lông 120.000 - 150.000 đồng/kg; giá tôm lớt (loại 26-30 con/kg): 400.000 -450.000 đồng/kg.

Ở mặt hàng rau, củ, trái cây, mặc dù thời tiết chuyển rét, lạnh nhưng nguồn cung rau củ quả khá dồi dào, đa dạng nên giá cả ổn định. Giá một số loại rau củ phổ biến như bắp cải: 10.000 -15.000 đồng/cây, su hào: 5.000 đồng/củ, xà lách: 15.000 -30.000 đồng/kg, cà chua: 10.000 -15.000 đồng/kg (tùy địa phương), khoai tây: 15.000-20.000 đồng/kg, súp lơ: 10.000-15.000 đồng/cây...

Đối với mặt hàng trái cây, giá một số loại trái cây ngon, được ưa chuộng để đi lễ chùa có xu hướng ổn định so với ngày hôm trước, riêng thanh long, cam canh giá có xu hướng tăng cục bộ tại một số khu vực. Cụ thể, thanh long 60.000 - 90.000 đồng/kg; xoài cát 50.000 - 60.000 đồng/kg; cam canh 50.000 -77.000 đồng/kg; bưởi diễn 20.000 - 25.000 đồng/kg, táo nhập khẩu 100.000 -120.000 đồng/kg...

Mặt hàng thực phẩm chế biến cũng giữ giá so với ngày hôm trước. Cụ thể, giá giò lụa phổ biến từ 150.000 -170.000 đồng /kg, giá giò bò khoảng 280.000 -300.000 đồng/kg, giá bánh chưng từ 50.000-70.000 đồng/cái (tùy vào kích cỡ, khối lượng). Mặt hàng rượu, bia, bánh mứt kẹo duy trì giá ổn định như bia lon Hà Nội giá từ 270.000 -280.000 đồng/thùng; bia lon Saigon Special giá từ 340.000 -350.000 đ/thùng; bia lon Heniken giá từ 450.000-460.000 đồng/thùng; Cocacola, Pepsi giá từ 180.000 -190.000 đồng/thùng; Vodka Hà Nội 700ml giá từ: 120 -130.000 đồng/chai; mứt Hà Nội giá từ 65.000 -108.000 đồng/hộp 200 -300gram; hạt hướng dương giá từ: 80.000 -120.000 đồng/kg…

Đại diện Vụ Thị trường trong nước cho hay: Việc đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá hàng hoá thiết yếu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công Thương và các bộ, ngành mỗi dịp Tết đến xuân về. Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20 tháng 11 năm 2024 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đặc biệt, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng liên tục có các chuyến làm việc tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước về nguồn cung hàng hoá thiết yếu, điện, than, xăng dầu… phục vụ thị trường Tết.

Theo báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp, nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp Tết Ất Tỵ rất dồi dào, cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Dự báo, trong ngày mùng 2 Tết sẽ có thêm một số siêu thị mở cửa trở lại, bên cạnh đó tiểu thương tại một số chợ lớn cũng bắt đầu bán hàng trở lại phục vụ người dân, chủ yếu tập trung vào mặt hàng rau, củ, quả.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Đảm bảo các điều kiện đón phương tiện vận tải Trung Quốc nhập cảnh, lưu thông trên tuyến đường bộ GMS

Lào Cai: Đảm bảo các điều kiện đón phương tiện vận tải Trung Quốc nhập cảnh, lưu thông trên tuyến đường bộ GMS

Hiện nay, đã có 262 phương tiện Trung Quốc được cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS tại một số địa phương của Việt Nam, trong đó có tỉnh Lào Cai. Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành sẽ là một trong những cửa khẩu ở phía Bắc được đón và làm thủ tục cho các phương tiện này vào Việt Nam.

Giá vàng ngày 18/5: Vàng miếng SJC giảm xuống mức 118,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 18/5: Vàng miếng SJC giảm xuống mức 118,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (18/5) giảm xuống giao dịch ở mức 3.200 USD/ounce. Các chuyên gia dự đoán rằng, tuần tới, giá vàng tiếp tục giảm, chờ đợi thông tin mới về thuế quan từ Hoa Kỳ. Trong nước, giá vàng miếng SJC chốt tuần ở mức 118,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 114 triệu đồng/lượng.

Lính thợ trên công trường tái định cư Sàng Ma Sáo

Lính thợ trên công trường tái định cư Sàng Ma Sáo

Những ngày qua, trên công trường xây dựng khu tái định cư tại thôn Mà Mù Sử 1, xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) vẫn rộn vang tiếng máy. Với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, những người lính thợ thuộc Tổng Công ty 789 (Bộ Quốc phòng) cùng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, Quân khu 2 ngày đêm miệt mài, khẩn trương hoàn thiện dự án để đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai sớm có nơi ở mới.

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những HTX do chính đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sáng lập và điều hành đã và đang chứng minh được sức mạnh nội tại, không chỉ tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo tồn những giá trị bản địa, xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững tại huyện vùng cao Bảo Yên (Lào Cai).

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

fb yt zl tw