Ngân hàng Nhà nước giảm một loạt lãi suất điều hành từ ngày 3/4

Tối 31/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc điều chỉnh giảm 0,3 - 0,5%/năm các mức lãi suất bắt đầu từ ngày 3/4. Các loại lãi suất điều hành giảm gồm lãi suất tái cấp vốn giảm 0,5%. Trong kỳ giảm lãi suất trước đó vào ngày 14/3, lãi suất này vẫn giữ nguyên.

Ngân hàng Nhà nước giảm một loạt lãi suất điều hành từ ngày 3/4 ảnh 1
Động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là bước đi khá nhanh, qua đó các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất huy động từ đó giảm lãi vay. 

Bên cạnh đó, NHNN giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với lĩnh vực ưu tiên; đồng thời, giảm 0,3%/năm lãi suất đối với tiền gửi bằng VND tại NHNN.

Trần lãi suất huy động cũng giảm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ mức 1%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 6%/năm xuống 5,5%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6,5%/năm xuống 6%/năm. Riêng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng (TCTD) ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. 

Các mức lãi suất mới có hiệu lực từ ngày 3/4.

Đại diện NHNN cho biết: Việc tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành nêu trên là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế của Quốc hội và Chính phủ, qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Đồng thời, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi bằng VND các kỳ hạn dưới 6 tháng để các TCTD giảm chi phí đầu vào, trên cơ sở đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng giảm chi phí tài chính; tiếp tục điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên xuống 4,5%/năm tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay với chi phí thấp hơn trong các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

"Việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành tái khẳng định định hướng về xu hướng giảm lãi suất cho thị trường trong thời gian tới, qua đó định hướng TCTD giảm lãi suất cho vay, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế", thông cáo báo chí của NHNN nêu tối 31/3.

Thời gian qua, kinh tế toàn cầu bất trắc, lạm phát neo cao, rủi ro bất ổn tài chính ngân hàng khiến ngân hàng Trung ương các nước thận trọng hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Các nước phát triển bước đầu tránh được suy thoái. Hoạt động kinh tế vẫn tăng tại Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc với động lực chính từ khu vực dịch vụ .

Từ ngày 10/3 đến nay, một số ngân hàng đóng cửa hoặc gặp khó khăn tại Mỹ và châu Âu khiến triển vọng toàn cầu thêm khó lường, rủi ro suy thoái kinh tế gia tăng. Các ngân hàng Trung ương lớn đã bắt đầu phát tín hiệu chậm lại đà tăng lãi suất; ngày 22/3, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chỉ tăng lãi suất thêm 0,25% và phát tín hiệu còn tăng thêm 1 lần vào tháng 5/2023. Các tổ chức quốc tế thay đổi dự báo: tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023: IMF (01/2023): 2,9%; WB (01/2023): 1,7%; trong khi dự báo lạm phát toàn cầu năm 2023 được điều chỉnh tăng: IMF (01/2023): 6,6% (trước đó dự báo 6,5%) và 4,3% năm 2024 (trước đó là 4,1%).

Để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo ngành Ngân hàng cần tiếp tục rà soát, cắt giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay.

Ngày 31/3, phát biểu tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định: Tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 còn kéo dài, cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn, xung đột ở Ukraine vẫn còn căng thẳng. 

Chính vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước còn gặp nhiều khó khăn. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chung ngành Ngân hàng tiếp tục rà soát, tiết giảm chi phí để giảm lãi suất, chi phí cho vay để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đồng thời phải bảo đảm tăng trưởng tín dụng kịp thời, hợp lý, hiệu quả gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng.

Tín dụng được tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu), góp phần tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội (nhất là lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở công nhân). Mặt khác, ngành Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp phù hợp về cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, gia hạn nợ…

Chiều 31/3, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN, ông Phạm Chí Quang cho biết: Lạm phát đang trong tầm kiểm soát và các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới có xu hướng giảm tốc độ tăng lãi suất tạo dư địa cho NHNN Việt Nam giảm lãi suất điều hành. Trong quý I/2023 đã có tối thiểu 24 ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Đề cập việc giảm lãi suất điều hành, ông Phạm Chí Quang cho rằng: Đây luôn là mong muốn của Chính phủ, của NHNN trong suốt thời gian dài vừa qua. “NHNN luôn điều hành để mặt bằng lãi suất giảm, vận động các ngân hàng thương mại cắt giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Trên cơ sở các yếu tố vĩ mô trong nước cũng như việc các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đã giảm tốc quá trình thắt chặt tiền tệ, NHNN có thể sẽ xem xét giảm thêm một số lãi suất điều hành như trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay trong thời gian tới để hỗ trợ nền kinh tế”, ông Phạm Chí Quang cho biết.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức khi thị trường quốc tế ngày càng siết chặt tiêu chuẩn. "Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại của Bộ Công thương tháng 6" đã chỉ ra những “nút thắt” cần tháo gỡ để nâng cao sức cạnh tranh, từ chất lượng, logistics đến xây dựng thương hiệu.

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Trứng kiến là đặc sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhưng người dân chủ yếu khai thác tự nhiên, không năng suất. Với mong muốn đem lại sinh kế mới cho người trồng rừng, đề tài nghiên cứu nuôi kiến lấy trứng thương phẩm được triển khai từ đầu năm 2025 tại hai xã Tân An (Văn Bàn) và Bảo Hà (Bảo Yên) có tính ứng dụng cao hứa hẹn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương.

fb yt zl tw