Nét đẹp cúng rừng đầu năm

Thành kính dâng lễ vật để cảm ơn rừng đã ban cho con người nguồn sống, đã bảo vệ, che chở con người trước thiên tai và cầu năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân hạnh phúc là nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc sống gần rừng.

Chuẩn bị lễ cúng rừng..jpg
Mỗi gia đình người Dao đỏ ở xã Dền Sáng sẽ cử đại diện là nam giới mang theo lễ vật đến địa điểm cúng tế để chuẩn bị cúng Thần rừng.

Đã thành nét đẹp văn hóa được trao truyền từ ngàn đời, ngày 1/1 và 2/2 âm lịch hằng năm, các bản người dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng (huyện Bát Xát) tổ chức những nghi lễ thiêng liêng ở khu rừng cấm của thôn nhằm cầu Thần rừng ban may mắn và bình an. Ngoài lễ vật chính là lợn do gia đình chủ lễ dâng thì tùy điều kiện mà các hộ trong thôn tự nguyện mang lễ vật như gà, rượu, giấy tiền đến đóng góp. Theo lệ, luân phiên mỗi năm sẽ có 1 hộ đứng ra làm chủ lễ và hộ đó sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị lễ vật dâng cúng Thần rừng.

Trong ngày diễn ra lễ cúng rừng, các gia đình trong thôn dậy từ sớm dọn nhà cửa, sửa soạn bàn thờ tổ tiên. Mỗi gia đình sẽ cử 1 đại diện là nam giới tới địa điểm cúng tế để dọn sạch sẽ khu vực quanh ban thờ Thần rừng. Theo quan niệm, lễ cúng được thực hiện để cảm ơn thần rừng và cầu năm mới phù hộ, che chở cho cả thôn bình an, mạnh khỏe, một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, vật nuôi lớn nhanh.

Chọn gốc cây to nhất trong khu rừng để làm lễ cúng..jpg
Cúng rừng đã thành nét đẹp văn hóa được trao truyền từ ngàn đời của đồng bào Dao đỏ, xã Dền Sáng.

Ông Lý Vần Củi, Bí thư Chi bộ thôn Dền Sáng cho biết: Sau lễ cúng rừng sẽ diễn ra cuộc họp thôn nhằm thảo luận về những quy định liên quan đến việc bảo vệ, quản lý rừng, đồng thời bầu chọn lại các thành viên tham gia tổ bảo vệ rừng của thôn. Trong buổi lễ, những người cao tuổi trong thôn sẽ truyền đạt cho thế hệ kế cận trách nhiệm gìn giữ, phát triển rừng. Nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt, nguồn dược liệu quý, nhiều bài thuốc chữa bệnh có từ lâu đời của người Dao sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào trách nhiệm giữ rừng của chính người dân.

Người dân thôn Cốc Sâm, xã Cốc Ly dâng lễ cúng rừng..jpg
Người dân xã Cốc Ly dâng lễ cúng Thần rừng để cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa.

Là địa phương có rừng gỗ nghiến, gỗ trai cổ thụ hàng nghìn năm tuổi, người dân thôn Cốc Sâm, xã Cốc Ly (huyện Bắc Hà) tin rằng, trong rừng có “Thần rừng” cai quản và che chở, phù hộ cho người dân sức khỏe, mưa thuận, gió hòa, không lo mất mùa và đời sống ấm no. Theo quy ước từ xa xưa, ai vi phạm, vào rừng chặt cây sẽ bị “phạt vạ” và phải mua lợn, gạo, rượu rồi mời thầy cúng làm lễ tạ tội với thần linh vào ngày cúng rừng năm sau. Điều đặc biệt của lễ cúng rừng ở thôn Cốc Sâm là ngoài việc cúng Thần rừng, đây còn là dịp họp thôn và bàn, thống nhất quy ước bảo vệ rừng, gắn kết cộng đồng các dân tộc trong thôn và tuyên truyền người dân đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn…

Lễ cúng rừng của mỗi dân tộc, mỗi bản làng ở Lào Cai có quy ước về thời gian, lễ vật khác nhau. Người Mông ở huyện Si Ma Cai và người Mông ở huyện Bắc Hà thường cúng rừng vào tháng 2, tháng 6 âm lịch, còn người Dao đỏ và người Hà Nhì huyện Bát Xát, người Dao Tuyển huyện Bảo Thắng thường tổ chức cúng rừng vào tháng Giêng… Tuy nhiên, ý nghĩa xuyên suốt thì không nằm ngoài mục đích bảo vệ rừng, hạn chế sự xâm phạm của con người đối với thiên nhiên. Ngày nay, nghi lễ cúng thần rừng của các dân tộc không chỉ trong phạm vi sinh hoạt văn hóa thôn, mà còn được phát triển và mang tính cộng đồng cao, nâng tầm lên cấp xã, liên xã.

rung3.jpg
rung 5.jpg
Tục lệ cúng rừng đầu năm của các dân tộc thiểu số Lào Cai đều thể hiện ý thức tôn trọng, bảo vệ rừng.

Tục lệ cúng rừng đầu năm của các dân tộc thiểu số Lào Cai đều thể hiện ý thức tôn trọng, bảo vệ rừng. Đây là nét đẹp trong bảo vệ rừng, được kết hợp giữa yếu tố tâm linh và chính sách, pháp luật của Nhà nước nên được người dân ủng hộ và đạt hiệu quả, đồng thời được ngành chức năng và chính quyền các địa phương khuyến khích nhân rộng.

Theo đánh giá của ngành chức năng, nhờ kết hợp tốt tục cúng rừng với Luật Lâm nghiệp mà số vụ vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, rừng được bảo vệ tốt, ý thức bảo vệ rừng và khai thác rừng của người dân được nâng lên theo hướng thân thiện với rừng và môi trường sống, tỷ lệ che phủ rừng tăng theo từng năm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw