Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025: Đêm khai mạc đậm chất tinh hoa văn hóa

Tối 31/5, Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 đã chính thức khai mạc, với đêm chủ đề “Tinh hoa văn hóa”.

Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Dự buổi lễ có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, địa phương và hàng chục nghìn người dân, du khách.

Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh, cho biết, mang thông điệp “Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới”, Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng năm nay là một bản hòa ca của ánh sáng, âm nhạc, công nghệ, nhằm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng, 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đây cũng là dịp để Đà Nẵng khẳng định khát vọng và quyết tâm vươn lên, khẳng định thương hiệu “thành phố sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á”, tiếp tục thu hút bạn bè trong nước và quốc tế.

Năm nay, khán giả đến với lễ hội sẽ được thưởng thức “đại tiệc” nghệ thuật đa giác quan, của âm nhạc, ánh sáng và công nghệ AR, với những trải nghiệm độc đáo chưa từng có. Đặc biệt, màn “chạm trán” kịch tính giữa đội pháo hoa chủ nhà Đà Nẵng và đương kim vô địch Phần Lan, đã làm nên cuộc hội ngộ văn hóa Á - Âu rực rỡ trên bầu trời thành phố.

Với lợi thế sân nhà và được biểu diễn trước, chủ nhà Đà Nẵng đã khiến khán đài bên sông Hàn như vỡ òa trong xúc động và tự hào. Trong hơn 20 phút, hơn 5.000 quả pháo đồng loạt thăng hoa, đan quyện cùng âm nhạc thành một bản giao hưởng ánh sáng hoành tráng, gửi lời chào tràn đầy khí thế đến người dân và du khách. Màn trình diễn với 4 chương, từ dẫn dắt nhẹ nhàng đến thăng hoa bùng nổ, đã kể lại hành trình văn hóa Việt Nam vươn tầm thế giới, với hình ảnh thân thương của non sông cờ hoa, hình ảnh Ngũ Hành Sơn hòa cùng sóng biển, như gửi gắm thông điệp gắn kết và bản sắc của Đà Nẵng.

Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Đội Phần Lan với màn trình diễn “Ánh sáng Bắc Âu” đã mang đến một bầu không khí sâu sắc và mãnh liệt. Mở đầu màn trình diễn, khán giả lập tức bị cuốn vào dòng cảm xúc của câu chuyện về một dân tộc sống giữa hàng ngàn hòn đảo giữa trùng khơi và băng giá.

Từ mặt sông Hàn, những tia pháo đi lên từ lòng nước, lướt nhẹ nhàng rồi bất ngờ phun trào mãnh liệt như những cột sóng dội vào vách đá... Khán giả không khỏi thích thú khi nghe giai điệu bài hát “Bóng phù hoa” của ca sỹ Phương Mỹ Chi vang lên. Những chùm pháo đan xen hình quạt, xoáy tròn như những cánh cò bay mang đến một khoảnh khắc giao thoa kỳ diệu giữa hai nền văn hóa…

Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Có mặt trên khán đài từ rất sớm, anh Lear Rof đến từ Thụy Điển cho biết: “Tôi rất thích các lễ hội pháo hoa, nên năm nay quyết định đến Đà Nẵng để trải nghiệm lễ hội DIFF. Không khí rất tuyệt vời, các màn biểu diễn bùng nổ và người dân thân thiện, mến khách, tôi rất hài lòng về chuyến đi này.”

Bên cạnh cuộc so tài gay cấn bằng ánh sáng và âm thanh đến từ các đội thi, khán giả đến với khai mạc còn được thưởng thức một không gian nghệ thuật đặc sắc. Lần đầu tiên tại lễ hội pháo hoa, công nghệ thực tế ảo AR ngoài trời quy mô lớn qua ứng dụng Sun Paradise Land. Không chỉ tích hợp các hiệu ứng đồ họa sống động ngay trên từng tấm vé, trải nghiệm AR còn mở rộng ra toàn bộ không gian sông Hàn thơ mộng.

Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Hệ thống thực tế ảo ngoài trời có quy mô “khủng” với độ phủ lên đến 600.000m² và gần 10 triệu điểm ảnh. Đây là hệ thống AR ngoài trời có độ bao phủ lớn nhất từng được ứng dụng trong một sự kiện văn hóa - du lịch tại Việt Nam. Chỉ cần cầm điện thoại giơ lên, khán giả đã có thể ngắm nhìn tháp Chăm, chiêm ngưỡng những điệu múa Chăm uyển chuyển, hình ảnh Cá Ông bơi lượn trên bầu trời đêm Đà Nẵng...

Đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 đã chính thức mở màn cho chuỗi 6 đêm trình diễn pháo hoa kéo dài từ ngày 21/5 đến ngày 12/7, đánh dấu mùa lễ hội dài nhất và quy mô hoành tráng bậc nhất trong suốt 15 năm lịch sử lễ hội này.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho người làm báo

Lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho người làm báo

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách "Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân" - một ấn phẩm đặc biệt tập hợp một số bài viết, bài phát biểu, lời kêu gọi, thư, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bạn đọc, người làm báo, ban biên tập các báo, tạp chí trong nước và nước ngoài từ năm 1922 đến năm 1962.

Báo chí góp phần giữ hồn di sản

Báo chí góp phần giữ hồn di sản

Trong dòng chảy bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, báo chí không chỉ làm nhiệm vụ truyền tải thông tin mà còn là “người kể chuyện” đầy trách nhiệm, góp phần gìn giữ ký ức cộng đồng...

Tái hiện hành trình vượt vũ môn bằng hội họa

Tái hiện hành trình vượt vũ môn bằng hội họa

Chiều 18/6, tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám, triển lãm tranh "Sĩ tử 2" đã chính thức khai mạc. Triển lãm do Nhau Studio phối hợp Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Hiệp hội màu nước quốc tế chi nhánh tại Việt Nam tổ chức.

"Hoa Việt nơi xứ tuyết": Tâm tình của người phụ nữ xa quê

"Hoa Việt nơi xứ tuyết": Tâm tình của người phụ nữ xa quê

Lễ trao giải Cuộc thi viết tản văn, thơ về "Người Phụ nữ Việt Nam nơi xa xứ" do Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra tại Phòng Thượng viện, Nhà Quốc hội Hungary, ngày 15/6. Tuyển tập gồm 50 tác phẩm của các nữ tác giả người Việt ở nước ngoài chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Phát hiện khu vực cư trú ở di sản thế giới Mỹ Sơn

Phát hiện khu vực cư trú ở di sản thế giới Mỹ Sơn

Tại khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đang triển khai song song hai dự án khai quật khảo cổ, bảo tồn nhóm tháp L và nhóm E, F, với mục tiêu quan trọng là bảo tồn các yếu tố gốc của di sản, tiếp tục nhận diện giá trị còn tiềm ẩn của di sản thế giới Mỹ Sơn, từng bước góp phần hồi sinh toàn bộ diện mạo của khu đền tháp.

Nét riêng trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn: Khi cô dâu tự về nhà chồng

Nét riêng trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn: Khi cô dâu tự về nhà chồng

Đám cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai không chỉ là chuyện đôi lứa nên duyên mà còn là một không gian văn hóa thu nhỏ, phản ánh mối liên kết giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng. Trong đó, phong tục cô dâu tự về nhà chồng là một nét riêng đầy bất ngờ đối với nhiều du khách phương xa.

Viết tiếp thanh xuân về bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những trang nhật ký "dở dang"

Viết tiếp thanh xuân về bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những trang nhật ký "dở dang"

Thông qua cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và Cuốn nhật ký thứ ba” (Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành), độc giả được dịp nhìn lại trọn vẹn câu chuyện của một nữ chiến sĩ bình dị, một người con gái Hà Nội tinh khôi, giàu tri thức, lý tưởng và chan chứa yêu thương trong vòng tay gia đình, bè bạn, trước khi bước vào chiến trường.

Ngôi đền bên bờ sông Hồng

Ngôi đền bên bờ sông Hồng

Vùng đất Thái Niên, huyện Bảo Thắng được dòng sông Mẹ bồi đắp nên những bờ bãi phù sa màu mỡ, là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư qua nhiều thế hệ. Trải qua quá trình lịch sử, nơi đây đã hình thành nên những giá trị văn hóa lâu đời, trong đó, đền Mẫu có lịch sử hơn 200 năm, gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu giống như “cột mốc” văn hóa tâm linh trên thượng nguồn sông Hồng.

fb yt zl tw