Nghiên cứu đưa "hàng rào ảo AI" bảo vệ sau sự cố ngai vua triều Nguyễn bị bẻ gãy

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nghiên cứu sử dụng hệ thống "hàng rào ảo" ứng dụng trí tuệ nhân tạo để bảo vệ di sản sau sự cố ngai vua triều Nguyễn bị bẻ gãy.

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, sau sự cố ngai vàng vua triều Nguyễn bị 1 người lẻn vào phá hoại, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Huế đã đến kiểm tra và có ý kiến chỉ đạo.

Các đơn vị, cá nhân liên quan được yêu cầu báo cáo, kiểm điểm, xem xét trách nhiệm trên tinh thần rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn công tác bảo vệ, trưng bày và tổ chức tham quan trong thời gian tới.

Với hiện vật bị hư hại, trung tâm thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá thực trạng, từ đó xây dựng phương án trình cơ quan có thẩm quyền xem xét để sửa chữa, bảo quản theo đúng quy định.

Về yếu tố con người, trung tâm sẽ tăng cường tập huấn kỹ năng, sử dụng các công cụ hỗ trợ, huấn luyện xử lý tình huống, giải pháp nhận diện các hành vi bất thường, phân luồng tham quan và phối hợp báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ nghiên cứu đưa hệ thống "hàng rào ảo" ứng dụng trí tuệ nhân tạo để bảo vệ di sản sau sự cố bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn bị bẻ gãy. (Ảnh: Lê Hoàng)

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ nghiên cứu đưa hệ thống "hàng rào ảo" ứng dụng trí tuệ nhân tạo để bảo vệ di sản sau sự cố bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn bị bẻ gãy. (Ảnh: Lê Hoàng)

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho hay, hiện khu vực điện Thái Hòa có hệ thống camera giám sát. Tuy nhiên, sau sự cố kể trên, Trung tâm sẽ tiếp xúc với đơn vị công nghệ để tìm hiểu những giải pháp.

Một trong những giải pháp mới đang được nghiên cứu là hệ thống "hàng rào ảo" ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Hệ thống này sẽ khoanh vùng khu vực không được tiếp cận, nếu có người xâm nhập sẽ phát ra cảnh báo.

"Sau sự việc vừa qua, phương án này có thể được thí điểm ngay để đánh giá tính khả thi trước khi áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc thực hiện sẽ dựa trên tinh thần tận dụng tối đa hệ thống hiện có, tránh làm tràn lan, gây lãng phí và kém hiệu quả", lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khẳng định.

Việc bảo vệ hiện vật, bảo vật được thực hiện hàng chục năm nay, được kế thừa qua từng giai đoạn, với hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện. Mỗi loại hiện vật, bảo vật có quy trình bảo vệ riêng. Một số hiện vật, bảo vật quốc gia, định kỳ hàng tuần, cán bộ bảo tàng sẽ đến lau chùi, vệ sinh và theo dõi tình trạng để có phương án bảo quản phù hợp.

Phần tựa tay bên trái bị bẻ khỏi ngai và đập gãy thành 3 đoạn. (Ảnh: MXH)

Phần tựa tay bên trái bị bẻ khỏi ngai và đập gãy thành 3 đoạn. (Ảnh: MXH)

Lực lượng bảo vệ tại đây không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ hiện vật, mà còn hướng dẫn du khách, tham gia vệ sinh và hỗ trợ tổ chức các sự kiện, hoạt động. Khối lượng công việc lớn, khó tránh khỏi sai sót. Trước đây, bảo vệ được trang bị roi điện để thực hiện nhiệm vụ nhưng sau nhiều năm, cơ quan chức năng đã thu hồi.

Roi điện thuộc nhóm công cụ hỗ trợ có quy định sử dụng chung, cần được tập huấn để bảo đảm an toàn, trung tâm đang xây dựng phương án, trình phê duyệt để trang bị.

Hiện tổng số bảo vệ di tích thường dao động khoảng 140 người. Đối với các khu vực không trọng yếu (không có hiện vật, cổ vật), đơn vị đấu thầu dịch vụ bảo vệ. Còn những khu vực trọng điểm, có bảo vật quốc gia, sẽ do lực lượng bảo vệ biên chế trực tiếp của trung tâm phụ trách.

Hồ Văn Phương Tâm - kẻ đột nhập vào khu vực cấm, phá hoại bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn.

Hồ Văn Phương Tâm - kẻ đột nhập vào khu vực cấm, phá hoại bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn.

Trưa 24/5, ngai vua triều Nguyễn bị Hồ Văn Phương Tâm (sinh năm 1983, nơi ở hiện tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) lẻn vào phá hoại. Ngai bị Tâm bẻ phần tựa tay bên trái và đập phá làm phần tựa tay gãy ra thành nhiều mảnh vỡ.

Đến 12 giờ 10 phút cùng ngày, lực lượng bảo vệ Đại Nội mới khống chế được Tâm và báo cho Công an phường Đông Ba lập biên bản bắt người phạm tội quả tang. Sau đó, cơ quan Công an thực hiện test nhanh ma tuý với Hồ Văn Phước Tâm, kết quả xác định âm tính.

Theo Công an TP Huế, Hồ Văn Phương Tâm sinh ra tại phường Hương Long (quận Phú Xuân, thành phố Huế). Năm 1990, Tâm theo gia đình sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng sau đó ra ngoài thuê trọ, thường xuyên thay đổi chỗ ở. Giữa tháng 5/2025, Hồ Văn Phương Tâm về Huế đến sống tại nhà người thân (cô ruột) ở Kiệt 28 (đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long) nhưng không được đồng ý nên đi sống lang thang.

Ngày 18/7/2023, Hồ Văn Phương Tâm bị Tòa án nhân dân quận Tân Bình (Thành phố Hồ Chí Minh) ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua triều Nguyễn. Ngai được làm bằng gỗ, cao 101cm, rộng 72cm, dài 87cm. Phía trên ngai vàng có bửu tán bằng gỗ thếp vàng và trang trí pháp lam lộng lẫy. Bên dưới là bệ ngai vàng với ba tầng bệ bằng gỗ sơn son thếp vàng. Tất cả đều được làm bằng gỗ với nhiều hình con rồng mang ý nghĩa cầu phúc, cầu thọ, cầu may mắn.

Ngai vàng của vua triều Nguyễn được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam vào năm 2015 và thường được đặt tại điện Thái Hòa nhằm phục vụ du khách du lịch đến chiêm ngưỡng, tham quan.

Theo vtcnews.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt sách ảnh 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Ra mắt sách ảnh 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, sáng 10/6, Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức lễ ra mắt cuốn sách ảnh “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925–2025)”. Cuốn sách là sự tri ân sâu sắc, ghi lại hành trình phát triển vẻ vang của nền báo chí cách mạng trong suốt 1 thế kỷ đồng hành cùng dân tộc.

Khi ống kính kể chuyện trẻ thơ

Khi ống kính kể chuyện trẻ thơ

Trên những nẻo đường vùng cao Lào Cai, hình ảnh trẻ em hồn nhiên, trong sáng như ánh nắng đầu ngày luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người cầm máy. Không chỉ đơn thuần ghi lại khoảnh khắc đẹp, những bức ảnh về trẻ em vùng cao còn mang trong mình thông điệp nhân văn sâu sắc về cuộc sống, nghị lực và khát vọng vươn lên của trẻ em từ những vùng đất còn nhiều khó khăn.

Tôi gặp phóng viên Tráng Thị Chủ

Tôi gặp phóng viên Tráng Thị Chủ

Là sinh viên năm thứ 3, giống như hầu hết bạn trẻ thế hệ gen z, ngoài việc học, tôi thường chủ động tìm kiếm những thứ mình quan tâm, như: “anh trai vượt ngàn chông gai ”, “ca sĩ - Soobin Hoàng Sơn”, “việc làm thêm”, “trí tuệ nhân tạo” và đặc biệt không thể thiếu từ khóa “du lịch”.

Lỗ hổng văn hóa kinh doanh

Lỗ hổng văn hóa kinh doanh

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Chạy theo lợi nhuận, không ít người đã bất chấp tất cả, cho thấy bên cạnh lỗ hổng trong ý thức chấp hành pháp luật, còn là biểu hiện đáng báo động về sự thiếu hụt văn hóa trong kinh doanh…

Ấn tượng đêm giao lưu văn nghệ tại Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai 2025

Ấn tượng đêm giao lưu văn nghệ tại Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai 2025

Tối 06/6, tại sân khấu chính khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai), chương trình giao lưu văn hóa - văn nghệ giữa Đoàn Nghệ thuật tỉnh Lào Cai và Đội văn nghệ quần chúng thị xã Sa Pa đã diễn ra tưng bừng, hấp dẫn, thu hút đông đảo khán giả. Đây là một trong những hoạt động điểm nhấn trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai 2025.

[ẢNH] Đồng bào các dân tộc vùng cao Bát Xát giữ nghề đan lát

[ẢNH] Đồng bào các dân tộc vùng cao Bát Xát giữ nghề đan lát

Huyện Bát Xát có 23 nhóm, ngành dân tộc với bản sắc văn hóa phong phú. Trải qua nhiều thế hệ, các dân tộc trên vùng cao Bát Xát đã sáng tạo và lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề đan lát. Từ đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ, cần mẫn, các nghệ nhân ở thôn, bản đã sáng tạo nhiều sản phẩm thủ công đan lát phục vụ đời sống hằng ngày và nhu cầu của cộng đồng.

Ngôi nhà di sản của những người làm báo

Ngôi nhà di sản của những người làm báo

Có thể ví Bảo tàng Báo chí Việt Nam là “ngôi nhà di sản” của những người làm báo Việt Nam. Ở đó, không chỉ là nơi lưu giữ hàng chục nghìn hiện vật quý giá, mà còn là không gian sống động để mỗi khách tham quan khám phá và hiểu rõ hơn về sự hy sinh và đóng góp của những người làm báo trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Khi xuất bản đồng hành với du lịch

Khi xuất bản đồng hành với du lịch

“Chúng tôi đã làm việc với Tổng cục Du lịch để được sử dụng logo Du lịch Việt Nam và câu slogan “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” trên bìa mỗi cuốn sách. Chúng tôi mong muốn đóng góp một phần của mình trong lĩnh vực xuất bản để giới thiệu, quảng bá, góp phần xúc tiến du lịch Việt Nam”, ông Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Nhà xuất bản (NXB) Chính trị quốc gia Sự thật, chia sẻ.

fb yt zl tw