Đến Hoàng thành Thăng Long khám phá "Tết Đoan Ngọ xưa và nay"

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ tết truyền thống của dân tộc, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội giới thiệu chuỗi hoạt động nhân dịp Tết Đoan Ngọ và Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, từ chốn cung đình hoa lệ cho đến những miền quê mộc mạc đều hân hoan đón Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ trong cung đình và ngoài dân gian tuy có những lễ nghi, phong tục khác nhau, nhưng đều là dịp con cháu tìm về cội nguồn, tưởng nhớ công đức tổ tông.

Tái hiện Tết Đoan ngọ xưa và nay tại Hoàng thành Thăng Long.
Tái hiện Tết Đoan ngọ xưa và nay tại Hoàng thành Thăng Long.

Nét đẹp truyền thống

Trong văn hóa lễ tết cổ truyền của cha ông ta, từ lâu đã lưu truyền câu ca dao: “Tháng Tư đong đậu nấu chè - Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm”. Tết Đoan Ngọ có nhiều tên gọi khác nhau như Đoan Dương, Đoan Ngũ hay “Tết giữa năm”, nhưng phổ biến nhất là Tết “giết sâu bọ”.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, Tết Đoan Ngọ từng được các vương triều tổ chức trang trọng với những nghi lễ cung đình đặc sắc. Sử sách chép rằng, dưới triều Lê Trung Hưng, Tết Đoan Ngọ là dịp để nhà vua và hoàng tộc dâng lễ vật lên tổ tiên và các bậc sinh thành. Với nghi thức thường triều, tại điện Cần Chánh, các hoàng thân cùng quan văn võ từ bậc tứ, ngũ phẩm đều được tham dự. Nhà vua ngự trên ngai rồng, các bề tôi chúc tụng rộn ràng.

Không gian thờ cúng trong ngày Tết Đoan ngọ của gia đình người Việt.
Không gian thờ cúng trong ngày Tết Đoan ngọ của gia đình người Việt.

Đặc biệt, nhằm đề cao tinh thần trung nghĩa và chăm lo đời sống nhân dân, nhà vua thường làm thơ đề lên quạt để khuyên răn. Vào dịp này, ngoài yến tiệc, nhà vua còn ban quạt - vật dụng thiết yếu trong tiết trời oi ả - cho các quan thần.

Trong dân gian, Tết Đoan Ngọ mang nhiều phong tục độc đáo như: dâng cúng sản vật mùa hạ lên tổ tiên, dùng thức ăn để “diệt sâu bọ” trong cơ thể, hái thảo mộc làm trà thuốc, đeo bùa ngũ sắc, nhuộm móng tay móng chân bằng lá móng, mặc áo dấu, bôi rượu hùng hoàng cho trẻ, treo con giáp từ ngải cứu, khảo cây... Đây đều là những kinh nghiệm dân gian liên quan chặt chẽ đến nông nghiệp và thời tiết.

Trải nghiệm không gian văn hoá

Nhằm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động nhân dịp Tết Đoan Ngọ và Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Trưng bày “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” diễn ra từ ngày 20/5, gồm hai chủ đề chính: Tết Đoan Ngọ dân gian truyền thống và Tết Đoan Ngọ trong cung đình thời Lê Trung Hưng.

Tái hiện lễ ban quạt trong Tết Đoan ngọ ở hoàng cung.
Tái hiện lễ ban quạt trong Tết Đoan ngọ ở hoàng cung.

Không gian Tết Đoan Ngọ dân gian truyền thống (tại khu trưng bày 19C Hoàng thành Thăng Long) tái hiện các phong tục đặc sắc như: thờ cúng tổ tiên, dâng cúng sản vật mùa hạ, “diệt sâu bọ” bằng rượu nếp, trứng luộc, bánh ú tro, chè kê... Người lớn uống rượu hùng hoàng hoặc nước xương bồ để tiêu độc; trẻ nhỏ được đeo bùa ngũ sắc, buộc chỉ ở cổ tay để trừ tà.

Điểm nhấn là hình tượng con giáp linh vật rắn - năm Ất Tỵ - được kết từ lá cây thân thuộc. Đây là tác phẩm nghệ thuật độc đáo, trở thành điểm check-in ấn tượng cho du khách.

Không gian cung đình thời Lê Trung Hưng (tại nhà N14 - Khu di sản Hoàng thành Thăng Long) tái hiện các nghi lễ cung đình như: lễ cúng tổ tiên, lễ thiết triều, lễ ban quạt, lễ ban yến… Thông qua tranh vẽ, mô hình và hiện vật phỏng dựng, du khách sẽ được khám phá văn hóa cung đình xưa.

Không gian trưng bày quạt.
Không gian trưng bày quạt.

Đặc biệt, Ban tổ chức trưng bày mô hình chiếc quạt lớn với bài thơ đề lên quạt của vua Lê Hiến Tông (1498 - 1504) trong dịp Tết Đoan Ngọ, thể hiện tâm tư, trăn trở của nhà vua về việc trị quốc an dân.

Không gian lễ ban quạt được phỏng dựng với mô hình quan Tư lễ ban quạt cho các quan trong triều. Ngoài ra, Trung tâm phối hợp giới thiệu quy trình, dụng cụ làm quạt và bộ sưu tập của nghệ nhân Lân Tuyết, gồm hai dòng quạt: Quạt truyền thống (giấy dó châm kim, the hoa văn chạm trổ tinh tế) và quạt nghệ thuật (vẽ tứ thời, thư pháp, tích truyện như Thánh Gióng, Múa rồng, Tố nữ…). Hoạt động trưng bày góp phần làm sống lại không gian văn hóa phi vật thể cung đình, giúp du khách hình dung rõ nét đời sống sinh hoạt nơi hoàng cung.

Bên cạnh đó, nhằm đưa di sản đến gần hơn với công chúng, Trung tâm phối hợp với các nghệ nhân tổ chức hoạt động trình diễn và giao lưu: Thư pháp trên quạt; kết lá tạo hình diễn ra vào ngày 31/5 và 1/6. Đây là dịp để các nghệ nhân chia sẻ tri thức thú vị, mang đến trải nghiệm độc đáo cho du khách và các em học sinh, sinh viên.

Theo hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

fb yt zl tw