Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị rà soát công tác bảo vệ và phát huy di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị cơ quan, đơn vị tại Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá thực trạng công tác trưng bày, bảo quản, bảo vệ và các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn đối với bảo vật quốc gia đang trực tiếp quản lý.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại Công văn số 4623, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá thực trạng công tác trưng bày, bảo quản, bảo vệ và các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn đối với bảo vật quốc gia đang trực tiếp quản lý. Trong đó bao gồm các thông tin như: Tên bảo vật quốc gia; nơi lưu giữ; công tác trưng bày, bảo quản bảo vật quốc gia đã triển khai; phương án bảo đảm an ninh, an toàn và biện pháp ứng phó rủi ro đã triển khai (từ sau khi khi có Quyết định công nhận bảo vật quốc gia). Sau đó báo cáo rà soát, đánh giá gửi về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (qua Cục Di sản văn hoá) trước ngày 6/6/2025.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị rà soát công tác bảo vệ và phát huy di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị rà soát công tác bảo vệ và phát huy di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Ngoài ra, Bộ đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị bảo vật quốc gia theo định hướng. Về công tác bảo vệ, Bộ yêu cầu tổ chức xây dựng, hoàn thiện và kịp thời triển khai phương án bảo vệ đối với từng bảo vật quốc gia. Trong đó Bộ lưu ý có biện pháp phòng, chống trộm cắp, cháy, nổ, thiên tai và các nguy cơ gây hư hại khác để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho bảo vật quốc gia.

Đối với bảo vật quốc gia hiện đang được lưu giữ tại di tích, hoặc thuộc sở hữu tư nhân, phải xây dựng phương án bảo vệ cụ thể đối với từng bảo vật quốc gia, được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hoá và Thể thao thông qua, được UBND cấp xã phân công tổ chức thực hiện. Cùng với đó kịp thời, chủ động báo cáo, thông tin tới cơ quan chủ quản và các cơ quan có liên quan khi có những diễn biến trong thực tế ảnh hưởng đến công tác bảo vệ tuyệt đối an toàn đối với bảo vật quốc gia.

Về công tác bảo quản, Bộ yêu cầu ưu tiên đầu tư kinh phí cải tạo, nâng cấp công trình, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị chuyên dụng dành cho kho bảo quản và khu vực trưng bày bảo vật quốc gia tại bảo tàng, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia tại di tích. Việc bảo quản bảo vật quốc gia phải được lập thành phương án cụ thể, bảo đảm tính khoa học và theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hoá; quá trình thực hiện bảo quản phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc, quy trình, kỹ thuật bảo quản, đồng thời có sự phối hợp, hướng dẫn của các nhà khoa học trong lĩnh vực liên quan, các chuyên gia về bảo quản (căn cứ theo loại hình, chất liệu, tình trạng của từng bảo vật quốc gia).

Về công tác phát huy giá trị, cần xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình riêng, với nội dung hấp dẫn, hình thức đa dạng, dễ phổ biến và tiếp cận để quảng bá về giá trị của bảo vật quốc gia tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Đồng thời các cơ quan, đơn vị nghiên cứu phương án trưng bày, phát huy giá trị phù hợp với tính chất, loại hình bảo vật quốc gia để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân, trên cơ sở ưu tiên bảo vệ an toàn, an ninh và giá trị của bảo vật quốc gia.

Bên cạnh đó, Bộ đề nghị các cơ quan, đơn vị bảo đảm an toàn đối với di vật, cổ vật có giá trị tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hoá và Thể thao có trách nhiệm chỉ đạo chính quyền địa phương nơi có di tích rà soát và lập danh mục hiện vật có giá trị tại từng di tích; định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, rà soát việc bảo vệ hiện vật có giá trị theo danh mục được lập.

Chính quyền địa phương nơi có di tích tổ chức lập và phê duyệt phương án bảo vệ đối với từng hiện vật có giá trị; giao tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý di tích chịu trách nhiệm phối hợp với công an địa phương phân công trách nhiệm quản lý hiện vật có giá trị theo phương án bảo vệ đã được phê duyệt.

Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị có phương án bảo vệ hiện vật có giá trị trong danh mục hiện vật có giá trị phải đáp ứng các yêu cầu. Đối với hiện vật trong di tích mà không thể cất giữ hoặc trưng bày hiện vật phục chế thay thế, phương án bảo vệ hiện vật cần bảo đảm hạn chế hoặc không cho khách tham quan tiếp cận và tác động trực tiếp hiện vật; thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn các tác nhân gây hại hiện vật; định kỳ bảo quản, bảo dưỡng hiện vật.

Trường hợp hiện vật có thể cất giữ, thay thế bằng hiện vật phục chế, thì phương án cất giữ phải bảo đảm có thiết bị bảo quản hiện vật; có thiết bị báo động chống trộm cắp; vị trí bảo vệ hiện vật đã cách xa các khu vực có nguy cơ cháy nổ, ngập nước; có camera theo dõi kết nối với tổ chức, cá nhân được phân công bảo vệ hiện vật. Ngày 1/7/2025, Luật Di sản văn hoá năm 2024 có hiệu lực thi hành, quy định rõ về trách nhiệm quản lý nhà nước, về chế độ bảo vệ, bảo quản đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt sách ảnh 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Ra mắt sách ảnh 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, sáng 10/6, Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức lễ ra mắt cuốn sách ảnh “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925–2025)”. Cuốn sách là sự tri ân sâu sắc, ghi lại hành trình phát triển vẻ vang của nền báo chí cách mạng trong suốt 1 thế kỷ đồng hành cùng dân tộc.

Khi ống kính kể chuyện trẻ thơ

Khi ống kính kể chuyện trẻ thơ

Trên những nẻo đường vùng cao Lào Cai, hình ảnh trẻ em hồn nhiên, trong sáng như ánh nắng đầu ngày luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người cầm máy. Không chỉ đơn thuần ghi lại khoảnh khắc đẹp, những bức ảnh về trẻ em vùng cao còn mang trong mình thông điệp nhân văn sâu sắc về cuộc sống, nghị lực và khát vọng vươn lên của trẻ em từ những vùng đất còn nhiều khó khăn.

Tôi gặp phóng viên Tráng Thị Chủ

Tôi gặp phóng viên Tráng Thị Chủ

Là sinh viên năm thứ 3, giống như hầu hết bạn trẻ thế hệ gen z, ngoài việc học, tôi thường chủ động tìm kiếm những thứ mình quan tâm, như: “anh trai vượt ngàn chông gai ”, “ca sĩ - Soobin Hoàng Sơn”, “việc làm thêm”, “trí tuệ nhân tạo” và đặc biệt không thể thiếu từ khóa “du lịch”.

Lỗ hổng văn hóa kinh doanh

Lỗ hổng văn hóa kinh doanh

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Chạy theo lợi nhuận, không ít người đã bất chấp tất cả, cho thấy bên cạnh lỗ hổng trong ý thức chấp hành pháp luật, còn là biểu hiện đáng báo động về sự thiếu hụt văn hóa trong kinh doanh…

Ấn tượng đêm giao lưu văn nghệ tại Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai 2025

Ấn tượng đêm giao lưu văn nghệ tại Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai 2025

Tối 06/6, tại sân khấu chính khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai), chương trình giao lưu văn hóa - văn nghệ giữa Đoàn Nghệ thuật tỉnh Lào Cai và Đội văn nghệ quần chúng thị xã Sa Pa đã diễn ra tưng bừng, hấp dẫn, thu hút đông đảo khán giả. Đây là một trong những hoạt động điểm nhấn trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai 2025.

[ẢNH] Đồng bào các dân tộc vùng cao Bát Xát giữ nghề đan lát

[ẢNH] Đồng bào các dân tộc vùng cao Bát Xát giữ nghề đan lát

Huyện Bát Xát có 23 nhóm, ngành dân tộc với bản sắc văn hóa phong phú. Trải qua nhiều thế hệ, các dân tộc trên vùng cao Bát Xát đã sáng tạo và lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề đan lát. Từ đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ, cần mẫn, các nghệ nhân ở thôn, bản đã sáng tạo nhiều sản phẩm thủ công đan lát phục vụ đời sống hằng ngày và nhu cầu của cộng đồng.

Ngôi nhà di sản của những người làm báo

Ngôi nhà di sản của những người làm báo

Có thể ví Bảo tàng Báo chí Việt Nam là “ngôi nhà di sản” của những người làm báo Việt Nam. Ở đó, không chỉ là nơi lưu giữ hàng chục nghìn hiện vật quý giá, mà còn là không gian sống động để mỗi khách tham quan khám phá và hiểu rõ hơn về sự hy sinh và đóng góp của những người làm báo trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Khi xuất bản đồng hành với du lịch

Khi xuất bản đồng hành với du lịch

“Chúng tôi đã làm việc với Tổng cục Du lịch để được sử dụng logo Du lịch Việt Nam và câu slogan “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” trên bìa mỗi cuốn sách. Chúng tôi mong muốn đóng góp một phần của mình trong lĩnh vực xuất bản để giới thiệu, quảng bá, góp phần xúc tiến du lịch Việt Nam”, ông Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Nhà xuất bản (NXB) Chính trị quốc gia Sự thật, chia sẻ.

fb yt zl tw