Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Trò chơi truyền thống độc đáo của người Mông

Trò chơi truyền thống độc đáo của người Mông

Tu lu là trò chơi lâu đời, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và đời sống tinh thần của người Mông. Với họ, Tu lu không đơn thuần chỉ là trò chơi trong dịp lễ hội hay những ngày Tết đến xuân về, mà còn là cách để giáo dục truyền thống, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thể hiện sự khéo léo, mạnh mẽ của các chàng trai người Mông.

0:00 / 0:00
0:00
t1.jpg

Con quay - “nhân vật chính” trong trò chơi Tu lu, được làm thủ công từ các loại gỗ cứng, chắc và nặng như gỗ lim, gỗ nghiến... có hình tròn, một đầu nhọn để quay trên mặt đất, đầu còn lại được gọt phẳng, trơn bóng để cầm nắm, đánh bật hoặc xoay mạnh. Người chơi thường chọn gỗ tốt, cắt đoạn vừa tay rồi dùng dao đẽo gọt cẩn thận sao cho quả Tu lu vừa đẹp, vừa cân đối.

4-1982.jpg

Chia sẻ về quá trình làm con quay, anh Vù Seo Chư, thôn Quán Dín Ngài, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà cho biết: Thường thì mỗi con quay có thể dùng từ 3 - 4 năm tùy vào chơi nhiều hay ít và chất gỗ. Khi đẽo con quay cũng phải khéo, con quay không chỉ đẹp mà còn phải chắc chắn, cầm chơi mới "đầm tay”.

5-596.jpg

Ngoài quả quay, dây quay cũng đóng vai trò rất quan trọng trong trò chơi. Dây được bện thủ công từ sợi lanh, loại cây truyền thống của người Mông, với chiều dài từ 2 đến 3 mét. Một đầu dây buộc vào đoạn cành trúc dài khoảng 40 cm, to cỡ ngón tay cái, làm tay cầm để ném quay. Cấu tạo này giúp người chơi dễ dàng kiểm soát lực quay cũng như điều hướng chính xác.

t2.jpg

Trò chơi Tu lu tưởng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi kỹ năng cao và sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật và khả năng phán đoán.

Trên một bãi đất rộng, bằng phẳng, mỗi đội lần lượt ném con quay trong vòng tròn đã quy định. Sau đó, đội còn lại sẽ ném quay của mình vào mục tiêu là con quay đang quay của đối thủ. Nếu quả Tu lu của người ném trúng vào con quay của đối phương và vẫn tiếp tục quay được trên đất thì được tính điểm.

2-2132.jpg

Luật chơi Tu lu cũng có thể thay đổi tùy vào từng địa phương. Với người Mông ở xã Bản Phố (Bắc Hà), luật thi đấu Tu lu được quy định rõ ràng và mang tính cạnh tranh cao. Người chơi phải trải qua 3 vòng thi, tương ứng với 3 cự ly ném: 4 mét, 8 mét và 12 mét. Càng về sau, cự ly càng xa, mức độ thử thách càng tăng cao. Đặc biệt, vòng ném ở khoảng cách 12 mét được xem là cơ hội để các chàng trai thể hiện sức mạnh và đẳng cấp trong kỹ năng đánh quay.

6.jpg

Anh Vàng Seo Lú, người chơi Tu lu có kinh nghiệm ở thôn Làng Mới, xã Bản Phố chia sẻ: Chơi Tu lu giúp đàn ông rèn luyện sự khéo léo, tinh mắt, đánh chính xác. Ai mà chơi giỏi thì không chỉ được bà con khen ngợi mà còn dễ “lọt vào mắt xanh” của các cô gái nữa!

t3.jpg

Không chỉ là sân chơi riêng của các đấng mày râu, Tu lu còn là hoạt động vui chơi cộng đồng mà bất kỳ ai, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều có thể tham gia. Ở các bản làng vùng cao, trò chơi Tu lu được tổ chức vào dịp đầu xuân hay trong các lễ hội truyền thống, thu hút người dân và du khách đến tham gia. Tiếng hò reo, tiếng vỗ tay cổ vũ, những trận cười rôm rả của người xem đã tạo nên không khí náo nhiệt, rộn ràng và đầy cảm xúc.

7.jpg

Bên cạnh ý nghĩa giải trí, Tu lu còn là phương tiện kết nối cộng đồng. Trò chơi này tạo cơ hội để người dân các thôn bản giao lưu, học hỏi, tăng thêm tình đoàn kết, nhất là với thế hệ trẻ.

Những em nhỏ khi chứng kiến các anh, các chú đánh Tu lu cũng học theo, tập làm con quay, tập đánh và dần dần yêu thích trò chơi truyền thống này. Với người Mông ở vùng cao, đó còn là một phần ký ức tuổi thơ không thể quên.

8.jpg

Việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống trò chơi Tu lu là điều đáng quý. Thời gian qua, chính quyền và người dân Bắc Hà duy trì tổ chức thường xuyên các cuộc thi Tu lu trong mỗi dịp tết Nguyên đán, ngày hội văn hóa các dân tộc, lễ hội Cao nguyên trắng Bắc Hà... nhằm bảo tồn và lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Mông đến du khách trong nước và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho người làm báo

Lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho người làm báo

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách "Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân" - một ấn phẩm đặc biệt tập hợp một số bài viết, bài phát biểu, lời kêu gọi, thư, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bạn đọc, người làm báo, ban biên tập các báo, tạp chí trong nước và nước ngoài từ năm 1922 đến năm 1962.

Báo chí góp phần giữ hồn di sản

Báo chí góp phần giữ hồn di sản

Trong dòng chảy bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, báo chí không chỉ làm nhiệm vụ truyền tải thông tin mà còn là “người kể chuyện” đầy trách nhiệm, góp phần gìn giữ ký ức cộng đồng...

Tái hiện hành trình vượt vũ môn bằng hội họa

Tái hiện hành trình vượt vũ môn bằng hội họa

Chiều 18/6, tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám, triển lãm tranh "Sĩ tử 2" đã chính thức khai mạc. Triển lãm do Nhau Studio phối hợp Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Hiệp hội màu nước quốc tế chi nhánh tại Việt Nam tổ chức.

"Hoa Việt nơi xứ tuyết": Tâm tình của người phụ nữ xa quê

"Hoa Việt nơi xứ tuyết": Tâm tình của người phụ nữ xa quê

Lễ trao giải Cuộc thi viết tản văn, thơ về "Người Phụ nữ Việt Nam nơi xa xứ" do Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra tại Phòng Thượng viện, Nhà Quốc hội Hungary, ngày 15/6. Tuyển tập gồm 50 tác phẩm của các nữ tác giả người Việt ở nước ngoài chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Phát hiện khu vực cư trú ở di sản thế giới Mỹ Sơn

Phát hiện khu vực cư trú ở di sản thế giới Mỹ Sơn

Tại khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đang triển khai song song hai dự án khai quật khảo cổ, bảo tồn nhóm tháp L và nhóm E, F, với mục tiêu quan trọng là bảo tồn các yếu tố gốc của di sản, tiếp tục nhận diện giá trị còn tiềm ẩn của di sản thế giới Mỹ Sơn, từng bước góp phần hồi sinh toàn bộ diện mạo của khu đền tháp.

Nét riêng trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn: Khi cô dâu tự về nhà chồng

Nét riêng trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn: Khi cô dâu tự về nhà chồng

Đám cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai không chỉ là chuyện đôi lứa nên duyên mà còn là một không gian văn hóa thu nhỏ, phản ánh mối liên kết giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng. Trong đó, phong tục cô dâu tự về nhà chồng là một nét riêng đầy bất ngờ đối với nhiều du khách phương xa.

Viết tiếp thanh xuân về bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những trang nhật ký "dở dang"

Viết tiếp thanh xuân về bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những trang nhật ký "dở dang"

Thông qua cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và Cuốn nhật ký thứ ba” (Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành), độc giả được dịp nhìn lại trọn vẹn câu chuyện của một nữ chiến sĩ bình dị, một người con gái Hà Nội tinh khôi, giàu tri thức, lý tưởng và chan chứa yêu thương trong vòng tay gia đình, bè bạn, trước khi bước vào chiến trường.

Ngôi đền bên bờ sông Hồng

Ngôi đền bên bờ sông Hồng

Vùng đất Thái Niên, huyện Bảo Thắng được dòng sông Mẹ bồi đắp nên những bờ bãi phù sa màu mỡ, là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư qua nhiều thế hệ. Trải qua quá trình lịch sử, nơi đây đã hình thành nên những giá trị văn hóa lâu đời, trong đó, đền Mẫu có lịch sử hơn 200 năm, gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu giống như “cột mốc” văn hóa tâm linh trên thượng nguồn sông Hồng.

fb yt zl tw