Nền kinh tế đang có nhiều cơ hội lớn, nếu doanh nghiệp bỏ lỡ sẽ vô cùng lãng phí

Nền kinh tế Việt Nam có sức chống chịu tốt với nhiều khó khăn, thách thức và đang phục hồi tốt.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn thách thức nhưng Việt Nam đang ở thời điểm vô cùng quan trọng với rất nhiều cơ hội, nếu doanh nghiệp bỏ lỡ sẽ vô cùng lãng phí.

Nhận định trên được các chuyên gia chia sẻ tại buổi "Cà phê doanh nhân HUBA" lần thứ 75 với chủ đề: "Kinh tế Việt Nam và Thành phố 2024 - Vấn đề doanh nhân quan tâm" diễn ra ngày 9-3, do Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (HUBA) tổ chức.

Tại chương trình, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nhận định, kinh tế thế giới năm 2024 dự báo tăng trưởng chậm so với 2023 (2,4% so với mức 2,6% của năm 2023) nhưng tín hiệu tích cực là lạm phát tiếp tục giảm, các ngân hàng Trung ương trên thế giới đang tính toán giảm lãi suất. Sức cầu ở các thị trường lớn, đặc biệt là Mỹ, châu Âu… đang phục hồi.

Ts Cấn Văn Lực chỉ ra nhiều cơ hội kinh tế phục hồi năm 2024.

Trong nước, sức chống chịu của doanh nghiệp Việt Nam tương đối tốt, kinh tế phục hồi rõ nét ở hầu hết lĩnh vực. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục hồi tốt hơn; xuất khẩu và tiêu dùng tiếp đà phục hồi; đầu tư công, đầu tư tư nhân và thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) được đẩy mạnh; cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu từ việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia.

Cùng với đó, lạm phát được dự báo tăng nhưng trong tầm kiểm soát, lãi suất giảm, tỉ giá cơ bản sẽ ổn định, thị trường chứng khoán và bất động sản cũng đang có dấu hiệu phục hồi.

Bên cạnh nhiều cơ hội, kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt với những thách thức như: giải ngân đầu tư công chưa có đột phá, nhiều rủi ro ở thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản cần thời gian mới có thể xử lý và lành mạnh hóa.

Bên cạnh đó, thể chế cho các lĩnh vực mới (kinh tế số, kinh tế xanh, tuần hoàn…) còn chậm ban hành trong khi tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm, chậm thực thi công vụ vẫn còn diễn ra.

Cũng nhìn nhận sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam lẫn các doanh nghiệp tại Việt Nam tương đối tốt, tuy nhiên TS Trần Du Lịch, Thành viên tư vấn hội đồng tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 (Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM), dự báo tăng trưởng trong nước năm 2024 không cao.

Theo Ts Trần Du Lịch, TP HCM đang xây "đà" để tạo sức bật cho trung và dài hạn.

"Giai đoạn 2024-2025, chúng ta tập trung thể chế, hạ tầng để tạo sức bật cho năm 2026 trở về sau. Có thể thấy TP HCM đang phát triển không theo tư duy nhiệm kỳ, giải quyết vấn đề trước mắt mà xây dựng, củng cố nền tảng cho phát triển trung và dài hạn" – TS Lịch nói.

Ông đặt vấn đề làm sao cho khu vực doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp thuần Việt phát triển mạnh. Trong giai đoạn tới, chính sách phát triển khu vực doanh nghiệp trong nước, làm sao cho doanh nghiệp Việt lớn lên trong bối cảnh mới, cơ hội mới là đặc biệt quan trọng bởi doanh nghiệp trong nước là đội ngũ quyết định sự phát triển của đất nước.

nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

Sau 3 năm triển khai Chỉ thị 09 ngày 26/4/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế đặt ra mà huyện cần giải quyết.

Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc

Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc

Ngày 2/10, tại tỉnh Hưng Yên, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc lần thứ XV năm 2024, với chủ đề "Chung sức, đồng lòng - Hợp tác hướng tới kỷ nguyên mới", với sự tham dự của 37 hiệp hội, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành khu vực phía bắc.

Người chăn nuôi không buông xuôi

Người chăn nuôi không buông xuôi

Trận mưa lũ lịch sử vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Hàng trăm hộ đang đối mặt với khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần khi hệ thống chuồng trại nhiều năm gây dựng, vật nuôi dày công chăm sóc đã bị cuốn trôi theo dòng nước.

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình của cả những thực khách khó tính. Ở Văn Bàn, măng bói được trồng nhiều nhất ở xã Khánh Yên Thượng.

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Sau những đợt ngập lụt, việc phun khử trùng, tiêu độc không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để khôi phục ngành chăn nuôi. Do vậy, thời điểm này các ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng phun khử trùng, tiêu độc tại các vùng chăn nuôi, sớm đảm bảo các điều kiện để tái đàn.

fbytzltw