Mường Khương tạo ra vùng nguyên liệu phát triển nông nghiệp bền vững

Chiều 27/7, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Mường Khương tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết 10).

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, Huyện ủy Mường Khương xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt. Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và các tổ tư vấn phụ trách và giúp đỡ các xã, thị trấn.

mk 1.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Những năm qua, huyện Mường Khương đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo để triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia và các nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh. Quan điểm của huyện là chọn ra những việc khó, những nút thắt để tập trung chỉ đạo tháo gỡ, từ đó khơi thông các nguồn lực, tiềm năng phát triển. Mỗi ngành, mỗi địa phương chủ động xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với thực tiễn, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.

mk 2.jpg
Các đại biểu dự hội nghị.

Sau nửa nhiệm kỳ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, toàn huyện đã có 22/29 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch tỉnh giao. Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 39,67%.

mk 3.jpg
Bí thư Huyện ủy Giàng Quốc Hưng phát biểu tại hội nghị.

Đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hiện nay, Mường Khương có 5/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 100% số xã có đường giao thông được rải nhựa hoặc đổ bê tông đến trung tâm xã; 100% thôn, tổ dân phố trên địa bàn được đầu tư hệ thống điện lưới quốc gia và tỷ lệ sử dụng điện đạt 99,8%. Toàn huyện có 36/55 trường đạt chuẩn quốc gia.

mk 5.jpg
Diện mạo nông thôn vùng cao Mường Khương có nhiều đổi thay.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, huyện Mường Khương tập trung nhiều giải pháp thực hiện, mang đến sức bật mới cho ngành nông nghiệp, tạo sức lan tỏa lớn đến đời sống Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Đến nay, huyện đã tạo được vùng nguyên liệu lớn đối với các loại cây như chè, dứa, chuối, quýt, gạo séng cù, ớt. Để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp giá trị cao, huyện đã triển khai nhiều giải pháp liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với người dân, hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác; đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến gắn với vùng sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và đưa các sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước.

mk 4.jpg
Mường Khương tạo ra vùng nguyên liệu sản xuất nông nghiệp bền vững.

Trong quá trình triển khai, huyện Mường Khương cũng gặp không ít khó khăn, nhất là về cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng và đời sống Nhân dân (thu nhập bình quân người dân chỉ đạt 26,51 triệu đồng/năm); việc tuyên truyền các chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia ở một số địa phương còn hạn chế, chưa thường xuyên; mức độ đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới và tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao của các xã đạt khá thấp....

Với những khó khăn đặt ra, các đại biểu đã tập trung thảo luận, tham luận làm rõ, thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm và đồng thời đề xuất những giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Nhiệm vụ từ nay đến năm 2025, huyện Mường Khương tiếp tục khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh 3 trụ cột về phát triển kinh tế của địa phương (nông nghiệp hàng hoá; phát triển du lịch và thương mại xuất nhập khẩu; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân); tiếp tục triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia đi vào chiều sâu, bền vững, gắn với thực hiện Nghị quyết 10; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn - giàu bản sắc văn hoá truyền thống; nâng cao đời sống người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa nông sản Việt vươn xa

Đưa nông sản Việt vươn xa

150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng quy tụ tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ ngày 28/11-1/12 tới để trưng bày, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

Mường Khương: Rộn ràng mùa thu hoạch quýt sen

Mường Khương: Rộn ràng mùa thu hoạch quýt sen

Thời điểm này, các nương quýt sen khắp vùng biên giới Mường Khương đã nhuộm màu vàng rực. Nông dân rộn ràng bước vào giai đoạn chính vụ thu hoạch quýt sen. Khắp các tuyến đường tại thị trấn Mường Khương, những sạp quýt được bày bán vàng rực, bắt mắt.

[Ảnh] Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

[Ảnh] Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại đối với hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thống Nhất - vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai. Thế nhưng, với nỗ lực của người dân, đến nay, màu xanh đã trở lại đồng đất các thôn: Hòa Lạc, Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến…

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

fbytzltw