Mở đường cho hàng Việt Nam sang các thị trường tiềm năng và mới mẻ

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã nỗ lực quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam trên bản đồ thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường quốc tế vẫn còn khiêm tốn. Thông tin này được các khách mời chia sẻ tọa đàm với chủ đề "Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP" tổ chức ngày 27/9.

Sản phẩm dừa sinh thái của Công ty dừa Lương Quới (Bến Tre) đang tìm chỗ đứng tại các thị trường tiềm năng.

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ ngày 14/01/2019, được kỳ vọng là bước ngoặt tạo ra xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác thành viên thực thi CPTPP đã đem lại tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng cho Việt Nam, là động lực mở đường cho hàng hóa Việt Nam sang các thị trường tiềm năng và mới mẻ.

Các khách mời tham gia tọa đàm với chủ đề “Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP”.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam thăng hạng trên bản đồ thương hiệu quốc tế

Bà Trịnh Huyền Mai, Phó Trưởng phòng Chính sách xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, chia sẻ: Ở cấp độ quốc gia, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam là một quốc gia có những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ rất chất lượng và qua đó thúc đẩy mạnh mẽ sự thăng hạng của thương hiệu quốc gia Việt Nam trên bản đồ thương hiệu quốc tế.

Theo đánh giá của tổ chức Brand Finance - một tổ chức định giá thương hiệu toàn cầu có trụ sở tại Anh, trong giai đoạn 2019 - 2022 thương hiệu quốc gia Việt Nam đã tăng 74% và trong bảng đánh giá của họ ở top 121 quốc gia có thương hiệu mạnh của thế giới thì Việt Nam có sự tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2023 chúng ta xếp hạng 33/121 quốc gia, cũng là một sự tích cực về mặt thương hiệu quốc gia.

Bà Trịnh Huyền Mai, Phó Trưởng phòng Chính sách xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, chia sẻ về sự thăng hạng của thương hiệu Việt.

Đối với thương hiệu ngành hàng, trong đa dạng các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam có thế mạnh Bộ Công Thương đã lựa chọn ưu tiên ngành nông sản, thực phẩm để xây dựng thương hiệu và qua đó thúc đẩy thương hiệu Food Việt Nam cùng với 9 phân ngành nông sản là lương thực, thủy sản, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè, mật ong và dừa để tăng cường quảng bá.

Còn ở cấp độ về doanh nghiệp, sau những nỗ lực rất bền bỉ của doanh nghiệp hiện nay đã có một số sản phẩm made in Việt Nam đi ra nước ngoài bằng thương hiệu riêng.

Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương,doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng rất tích cực các cơ hội mà từ CPTPP mang lại.

Những kết quả tích cực này đã tạo động lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gia tăng thị phần hoặc giá trị thương hiệu ở những thị trường truyền thống, đồng thời tiếp cận và thâm nhập vào các thị trường mới.

Thảo luận về giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Việt, các chuyên gia cho rằng cần tăng cường các hoạt động, nâng cao năng lực cho về xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp. Ở cấp độ quốc gia tăng cường các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu quốc gia Việt Nam, cho các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, những sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Báo Phụ nữ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw