Lượng nước các hồ thủy điện đã trên mực nước chết

Theo Bộ Công Thương, mực nước các hồ thủy điện đa mục tiêu đều đã trên mực nước chết, một số tổ máy bị sự cố ngắn cũng đã hòa lại vào lưới điện quốc gia.

Thông tin về tình hình cung ứng điện, Bộ Công Thương cho biết, mặc dù lưu lượng nước về kém nhưng do hạn chế huy động các nhà máy thủy điện lớn đa mục tiêu (ngoại trừ nhà máy thủy điện Hòa Bình) để dự phòng các ngày nắng nóng sắp tới nên mực nước các hồ thủy điện đa mục tiêu đều đã trên mực nước chết.

Cụ thể, trong ngày 11/6, tổng lưu lượng nước về các hồ thủy điện lớn miền Bắc giảm 26% so với lưu lượng nước về ngày 10/6, mực nước các hồ có phần sụt giảm. Cụ thể, mực nước hồ thủy điện Lai Châu giảm 0,7m so với ngày 10/6, hồ Hòa Bình còn cách mực nước chết 23,1m, công suất không huy động được khoảng 5.000 MW.

Bên cạnh đó, một số tổ máy bị sự cố ngắn cũng đã hòa lại vào lưới điện quốc gia như Sơn Động S2, L1B-S1 Mông Dương 1. Tổng công suất lớn nhất nguồn miền Bắc đạt 18.533 MW, trong đó công suất lớn nhất của thủy điện là 2.937 MW.

Cũng thông tin về tình hình khắc phục sự cố nguồn điện, Bộ Công Thương cho biết, chỉ có một sự cố mới phát sinh ở Hải Phòng và đã hòa lại vào lưới điện quốc gia sau 3,5 tiếng xảy ra sự việc.

Trong ngày 11/6, có 6 nhà máy nhiệt điện than khu vực Miền Bắc bị sụt giảm công suất gồm: An Khánh, Nghi Sơn 2, Cẩm Phả, Hải Phòng, Thái Bình 2, Mông Dương 1.

Trước đó, theo thông tin từ Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (AO), ngày 10/6, tổng công suất nguồn khả dụng miền Bắc đạt 20.321 MW, trong đó công suất khả dụng của thủy điện là 5.244 MW.

Tình trạng cắt điện ở miền Bắc được cải thiện, miền Nam và miền Trung vẫn được đảm bảo đáp ứng đủ nhu cần sử dụng điện.

Việc huy động các nhà máy nhiệt điện tại miền Bắc tăng thêm 1.000 MW. Sự cố tại một số tổ máy nhiệt điện (S1 Nghi Sơn 1 - 300MW, Thái Bình 1 S1 - 300MW, Quảng Ninh S1 -300MW) đã được khắc phục thành công.

Cùng với đó, việc huy động các nhà máy năng lượng tái tạo với công suất huy động nguồn điện gió là 33,9 triệu kWh, điện mặt trời là 70,2 triệu kWh. 19 dự án nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 1221,12 MW.

Tuy nhiên, theo đánh giá của AO, sự cố nguồn điện vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao tại nhiều nơi, nhất là nhiệt điện than do nắng nóng gay gắt, nhu cầu phụ tải tăng cao, các tổ máy phải huy động liên tục. Theo thống kê, tổng công suất của các nhà máy điện than bị sự cố kéo dài không huy động khoảng 3.250MW, tổng sự cố ngắn ngày 410MW.

Trong khi đó, tình hình huy động các nhà máy thủy điện tại các hồ thủy điện đa mục tiêu miền Bắc là Lai Châu, Sơn La, Bản Chát, Huội Quảng, Tuyên Quang đã cải thiện, do nguồn nước đổ về cải thiện so với ngày 8/6. Tuy nhiên, hầu hết các hồ thủy điện vẫn vẫn xấp xỉ mực nước chết, dẫn đến không huy động được khoảng 5.000 MW công suất nguồn.

Dự báo trong vài ngày tới, Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, các hồ thủy điện tích cực tích nước để vượt qua mực nước chết.

Bộ Công Thương và EVN vẫn liên tục đôn đốc, tìm mọi giải pháp để tăng cường vận hành các nguồn nhiệt điện nhằm ứng phó với tình trạng các hồ thủy điện lớn thiếu hụt nước. Đồng thời các đơn vị tiếp tục triển khai chỉ thị của Thủ tướng về tiết kiệm điện; đảm bảo cung ứng than, khí cho phát điện; tích cực bổ sung các nguồn điện mới cho hệ thống; tập trung khắc phục các sự cố nguồn điện.

Theo VTCnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

fbytzltw