Lực đẩy cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Với những thuận lợi từ tấm “vé thông hành” là Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu mang lại, các cấp, các đơn vị sản xuất ngày càng quan tâm, tham dự chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn. Danh hiệu này thúc đẩy các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mạnh mẽ và nghiêm túc vào việc phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới.

Ban giám khảo chấm điểm các sản phẩm tham dự bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2024.
Ban giám khảo chấm điểm các sản phẩm tham dự bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2024.

Sẵn sàng tiến bước

Năm 2024 đánh dấu lần thứ 7 tỉnh Bình Dương tổ chức chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu. Đây là chương trình nhằm tôn vinh và ghi nhận các sản phẩm mang tính sáng tạo, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và sẵn sàng tiến ra thị trường quốc tế.

Trao đổi với chúng tôi, các đơn vị sản xuất khẳng định, chính chương trình của tỉnh, sự đồng hành hỗ trợ của ngành công thương tỉnh thông qua các chính sách khuyến công là “cú hích” quan trọng để sản phẩm CNNT tiêu biểu Bình Dương phát triển bền vững, khẳng định thương hiệu.

Lãnh đạo Sở Công Thương chủ trì nghe ý kiến DN, các địa phương về chính sách phát triển sản phẩm CNNT.
Lãnh đạo Sở Công Thương chủ trì nghe ý kiến DN, các địa phương về chính sách phát triển sản phẩm CNNT.

Bà Tăng Thị Hằng, Giám đốc Công ty TNHH TM - DV Hiếu Hằng (xã An Long, huyện Phú Giáo) cho biết: “Trong đợt bình chọn năm 2024, sản phẩm tổ yến tinh chế Hiếu Hằng của công ty đã đạt chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu lần thứ 7 năm 2024 của tỉnh Bình Dương. Sản phẩm này cũng được Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) công nhận là 1 trong số 189 sản phẩm CNNT tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để chúng tôi ngày càng hoàn thiện sản phẩm theo hướng giữ vững chất lượng, đầu tư mẫu mã và phát triển các kênh thương mại điện tử trên nền tảng số…”.

Các địa phương phát biểu đề xuất về chính sách phát triển sản phẩm CNNT.
Các địa phương phát biểu đề xuất về chính sách phát triển sản phẩm CNNT.

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương đánh giá: “Qua mỗi kỳ tổ chức, chúng ta đều thấy rõ sự phát triển vượt bậc trong cả chất lượng và số lượng sản phẩm, phản ánh sự đóng góp không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp vào nền kinh tế địa phương. Tỉnh Bình Dương đã vươn lên trở thành một trong những địa phương dẫn đầu khu vực phía Nam với 17 sản phẩm CNNT được công nhận cấp khu vực. Qua đó, kết quả này khẳng định vị thế của Bình Dương trong chương trình bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu toàn quốc. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tiềm năng mạnh mẽ và sức bật của Bình Dương trong phát triển CNNT”.

Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ luôn nỗ lực định hướng và hỗ trợ các cơ sở sản xuất CNNT thông qua các chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.

Đa chiều hỗ trợ

Qua các kỳ tổ chức, chương trình bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu đã và đang là hoạt động thiết thực, có sức hấp dẫn với các cơ sở CNNT. Cùng với những hỗ trợ thiết thực và hiệu quả, giá trị sản phẩm CNNT tiêu biểu ngày càng tăng và dần có vị thế trên thị trường.

Theo đại diện Phòng Kinh tế TP.Bến Cát, để tiếp tục có được sự quan tâm tham gia của các đơn vị sản xuất trong các chương trình bình chọn sản phẩm CNNT, các cấp cần đẩy mạnh việc tuyên truyền hiệu quả các chương trình hỗ trợ của tỉnh, các cấp, ngành. Qua đó, các hoạt động sẽ giúp cơ sở CNNT có động lực hơn trong việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp đến với người tiêu dùng cả trong và ngoài tỉnh. Để từ đó các đơn vị hiểu được chứng nhận không chỉ mang lại lợi ích đa chiều cho chủ thể mà còn giúp người tiêu dùng tiếp cận thông tin đầy đủ về các sản phẩm chất lượng, cùng những câu chuyện thành công từ các cơ sở CNNT.

Trao giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2024.
Trao giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2024.

“Thông qua chương trình, khuyến công tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp nông thôn đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất; hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai ứng dụng các công nghệ số để tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và lưu thông hàng hóa”.

(Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương)

Từ thực tế doanh nghiệp mình, bà Tăng Thị Hằng chia sẻ thêm: “Chương trình bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu Bình Dương chính là bệ đỡ giúp sản phẩm của gia đình vươn ra thị trường cả nước. Thời gian qua, đồng hành với chương trình, doanh nghiệp chúng tôi được hỗ trợ đào tạo về năng lực quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, xây dựng chiến lược kinh doanh marketing, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản phẩm của doanh nghiệp còn được tạo điều kiện tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đăng ký nhãn hiệu”.

Theo ghi nhận, năm 2024, do công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá được thực hiện khá tốt nên số lượng sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn nhiều, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất liệu, có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Đặc biệt, số lượng sản phẩm được tôn vinh tăng dần qua từng kỳ bình chọn, hình thức và mẫu mã của sản phẩm tham gia bình chọn ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao.

Các doanh nghiệp và cơ sở CNNT mong muốn Sở Công Thương tiếp tục hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi số thông qua các chương trình khuyến công, đào tạo, hỗ trợ công nghệ, tài chính và hợp tác với các tổ chức công nghệ. Thêm vào đó, để đạt hiệu quả cao hơn, cần có sự đồng bộ giữa chính sách hỗ trợ từ trung ương và địa phương trong các quy định về nguồn lực tài chính, đối tượng thụ hưởng…

Theo baobinhduong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh đẹp Bình Dương qua tranh sơn mài

Cảnh đẹp Bình Dương qua tranh sơn mài

Khi những di tích, thắng cảnh của Bình Dương như cầu gãy Sông Bé, Nhà việc Phú Cường (nay là Nhà truyền thống TP.Thủ Dầu Một, chợ Thủ), bến Lò Lu, chùa Hội Khánh… được bàn tay khéo léo của họa sĩ đưa vào tranh sơn mài đã tạo nên những tác phẩm độc đáo. Thông qua những tác phẩm nghệ thuật ấy, hình ảnh của đất và người Bình Dương có cơ hội đến với nhiều người, đi nhiều nơi…

Hạnh phúc với hành trình “tiếp sức”

Hạnh phúc với hành trình “tiếp sức”

Với tâm niệm “Cho đi là còn mãi”, hàng tháng, bà dùng lương hưu của mình, cộng với tiền con cháu cho, rồi góp vào Quỹ học bổng Mai Bửu Đàn để hỗ trợ các em học sinh nghèo vượt khó hiếu học của địa phương. Cứ như thế, hàng trăm học sinh khó khăn được “tiếp sức” đến trường. Người mà chúng tôi nói tới là bà Lương Thị Út (ở phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An), người sáng lập Quỹ học bổng Mai Bửu Đàn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Việc cải thiện chất lượng đào tạo, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sẽ tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Điều này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Xã Bạch Đằng (TP.Tân Uyên) được Bình Dương chọn là một trong những địa phương thí điểm xây dựng làng thông minh. Với sự nỗ lực chung, sau 3 năm triển khai xây dựng thí điểm mô hình, đến nay người dân, du khách đang cảm nhận rõ nét sự thay đổi của vùng đất cù lao này.

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Bình Dương chú trọng vào các vấn đề chủ đạo trong việc triển khai thực hiện quy hoạch. Đó là phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực; không hy sinh lợi ích của người dân và môi trường… để đánh đổi lấy sự phát triển. Tổ chức thực hiện quy hoạch phải khoa học, phù hợp với sự phát triển thực tế của địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế.

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định mô hình "Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ" đã trở thành phương tiện giúp địa phương thu hút nguồn lực củng cố hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đồng bộ đô thị, giao thông, văn hóa, xã hội.

fb yt zl tw