Lotte Hàn Quốc lý giải vì sao kinh doanh ở Việt Nam sa sút

Sau thông tin đóng cửa Lotteria tại Việt Nam, Lotte GRS tại Hàn Quốc khẳng định, họ vẫn tiếp tục kinh doanh nhượng quyền và bán lẻ thực phẩm tại Việt Nam.

Lotte GRS thừa nhận kinh doanh thực phẩm và bán lẻ tại Việt Nam đang gặp khó khăn (Ảnh: NLĐ)
Lotte GRS thừa nhận kinh doanh thực phẩm và bán lẻ tại Việt Nam đang gặp khó khăn (Ảnh: NLĐ)

Chia sẻ với Korea Times, Lotte GRS - đơn vị kinh doanh thực phẩm và nhà hàng của Lotte Holdings có trụ sở tại Seoul - cho biết, hoạt động kinh doanh thực phẩm và bán lẻ của họ tại Việt Nam đang gặp khó khăn do việc xây dựng các cơ sở kinh doanh bị tạm dừng và hoạt động nhập khẩu thiết bị bị đình trệ do đại dịch.

"Đúng là Lotte GRS đang rời bỏ thị trường Indonesia nhưng chúng tôi vẫn đang tiếp tục kinh doanh nhượng quyền và bán lẻ thực phẩm tại Việt Nam", một đại diện của Lotte GRS nói.

Năm ngoái, Lotte GRS đã thành lập Lotte F&G Việt Nam và Lotte Foods. Đây là chi nhánh bán lẻ lớn thứ hai tại nước ngoài của Lotte GRS. 

Báo cáo tài chính năm 2020 của Lotte GRS cho thấy, công ty không ghi nhận bất cứ khoản thu nào từ Lotteria Việt Nam. Tuy nhiên, lý giải điều này, Lotte GRS cho rằng, do Lotteria Việt Nam trực thuộc Lotte Holdings và doanh thu ở nước ngoài không được ghi nhận cho riêng Lotte GRS.

Giá trị sổ sách của Lotteria Việt Nam chỉ ở mức 26,8 tỷ won (khoảng 552 tỷ đồng) vào đầu năm ngoái và hiện giảm còn 15,6 tỷ won (khoảng 321 tỷ đồng) sau khi ghi nhận khoản lỗ định giá 11,2 tỷ won (gần 231 tỷ đồng). Khoản lỗ ròng của Lotteria Việt Nam đã vượt qua mức 10 tỷ won (tương đương 206,6 tỷ đồng) trong vòng 1 năm.

Lotte đã có kế hoạch mở rộng kinh doanh nguyên liệu thực phẩm sang các nước Đông Nam Á như Myanmar, Lào và Campuchia thông qua cơ sở đặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, do sự bùng phát của dịch Covid-19, các biên giới bị đóng cửa dẫn đến kế hoạch kinh doanh toàn cầu này của Lotte GRS đang buộc phải tạm dừng.

Tuy vậy, bất chấp đại dịch, đầu tháng 3 năm nay, Lotte GRS vẫn rót 15,5 tỷ won để thành lập công ty sản xuất thực phẩm tại Việt Nam.

Hiện các công ty con của Lotte đang tạm thời bàn giao chi nhánh ở nước ngoài cho Lotte Holdings và sẽ nhận lại khi đáp ứng đủ các yêu cầu về pháp lý.

"Chúng tôi có thể sẽ chuyển giao các chi nhánh ở nước ngoài từ Lotte Holdings cho Lotte GRS trong năm nay. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh một số nơi đang gặp khó khăn nên việc chuyển giao có thể bị trì hoãn", đại diện của Lotte Holdings cho hay.

Dân Trí

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Trong 2 ngày (21 - 22/11/2024), Đội thi công hotline của Công ty Điện lực Lào Cai đã phối hợp với Điện lực thành phố Lai Châu (Lai Châu) và các đơn vị liên quan thi công đấu nối bằng công nghệ hotline, đưa vào vận hành đường dây và trạm biến áp thuộc công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao tỉnh Lai Châu.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

fbytzltw