Lào Cai phát triển cây dược liệu đạt trên 3.750 ha

Từ đầu năm đến nay, giá trị kinh tế của cây dược liệu mang lại cho người dân Lào Cai đạt trên 350 tỷ đồng.

DL2.jpg
Nông dân Sa Pa đang có thu nhập ổn định từ trồng cây actiso.

Những năm gần đây, cùng với việc quan tâm đầu tư phát triển chuỗi liên kết sản nông nghiệp, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng mở rộng vùng sản xuất nguyên liệu, trong đó có diện tích cây dược liệu.

DL1.jpg
Cây cát cánh trồng tại xã vùng cao Tả Van Chư (Bắc Hà).

Theo thống kê của ngành nông nghiệp Lào Cai, toàn tỉnh hiện có 3.750 ha cây dược liệu. Trong đó, trồng mới cây dược liệu hằng năm theo kế hoạch giao năm 2023 là 890 ha, đến nay thực hiện đạt 536,2 ha, bằng 60,2% kế hoạch, bao gồm: Atiso, đương quy, cát cánh, chùa dù, tía tô, cỏ ngọt…; cây dược liệu lâu năm 3.215 ha gồm: Sa nhân tím, chè dây, giảo cổ lam, hồi, đại bi, khôi nhung...

Từ đầu năm đến nay, người dân thu hoạch được khoảng trên 14.180 tấn sản phẩm dược liệu tươi (trong đó, sản lượng cây dược liệu hằng năm đạt 4.914 tấn, sản lượng cây dược liệu lâu năm đạt trên 9.266 tấn), giá trị ước trên 350 tỷ đồng.

DL4.jpg
Cây atiso trồng tại Sa Pa được Bộ Y tế công nhận đạt các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái.

Hiện nay, toàn tỉnh có 210 ha/13 loại cây dược liệu trồng đã được Bộ Y tế đánh giá công nhận đạt các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên GACP.

DL3.jpg
Bắc Hà là địa phương có diện tích trồng cây dược liệu hằng năm lớn.

Các địa phương như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên, Văn Bàn đang đẩy mạnh phát triển cây dược liệu gắn với du lịch thông qua các sản phẩm thuốc tắm, đồng thời, xây dựng mô hình trồng thảo dược gồm đương quy, tam thất, ý dĩ, giảo cổ lam, khởi tử, bò khai… gắn với các món ăn bản địa độc đáo, thu hút khách du lịch nhằm tăng giá trị kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

fb yt zl tw