Lạng Sơn chính thức thí điểm "Cửa khẩu số" để chống tiêu cực

Nền tảng "Cửa khẩu số" tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị bắt đầu hoạt động thí điểm.

Để việc thí điểm nền tảng "Cửa khẩu số" tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đảm bảo hiệu quả, đáp ứng các nguyên tắc, quy định nghiệp vụ của các ngành liên quan, tỉnh Lạng Sơn yêu cầu doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải, người điều khiển phương tiện xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị bắt buộc phải thực hiện khai báo trên nền tảng số.

Lạng Sơn chính thức thí điểm "Cửa khẩu số" để chống tiêu cực ảnh 1
Các lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát, xác nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trực tuyến trên nền tảng "Cửa khẩu số".

Liên quan đến những tiêu cực xảy ra tại cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn thời gian vừa qua khi một số đối tượng lợi dụng tình trạng ùn ứ nông sản để thực hiện hành vi mua bán “lốt” xe nông sản, trục lợi trên khó khăn của người khác, tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo quyết liệt. Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án và bắt tạm giam những cá nhân có liên quan đến vụ việc.

Trao đổi với VOV, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: Quan điểm của Lạng Sơn là không có vùng cấm trong xử lý tiêu cực, những ai có liên quan đều sẽ được xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Lạng Sơn là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình "Cửa khẩu số" và đây là 1 trong những giải pháp tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.

“Để phát triển kinh tế cửa khẩu, chúng tôi triển khai Đề án nằm trong chương trình chuyển đổi số, đó là đưa Cửa khẩu số vào hoạt động thường xuyên để tiếp tục tiếp tục cải cách hành chính, giảm cái thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp cũng như minh bạch, tăng cường quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này” - ông Hồ Tiến Thiệu nói./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khó khăn của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

Khó khăn của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

Những tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu hụt và giá tăng, trong khi giá bán các sản phẩm giảm.

Bảo Yên quản lý chặt việc thu hái và chế biến lá giang

Bảo Yên quản lý chặt việc thu hái và chế biến lá giang

Huyện Bảo Yên đang chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát, đánh giá việc khai thác, chế biến lá giang trên địa bàn để đưa ra các giải pháp quản lý vừa bảo vệ môi trường sinh thái vừa tạo điều kiện cho người dân tận thu nguồn lâm sản ngoài gỗ để cải thiện thu nhập.

Huyện Lục Ngạn tìm hiểu, kết nối, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu quả vải thiều tại Lào Cai

Huyện Lục Ngạn tìm hiểu, kết nối, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu quả vải thiều tại Lào Cai

Sáng 27/5, Đoàn công tác huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) do đồng chí Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai về việc kết nối, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu quả vải thiều qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành).

Sa Pa: Nâng cao giá trị thổ cẩm

Sa Pa: Nâng cao giá trị thổ cẩm

Hầu hết phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa như Mông, Dao, Xá Phó… thường giữ nghề may thêu truyền thống với đặc trưng của từng dân tộc. Không chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình, các sản phẩm thổ cẩm còn trở thành hàng hóa, được nhiều du khách chọn mua.

fb yt zl tw