Kinh doanh online: Mảnh đất màu mỡ nhưng cũng nhiều khó khăn

Mong muốn kiếm thêm thu nhập, nhiều chị em phụ nữ đã làm thêm công việc tay trái, thậm chí là bỏ nghề để khởi nghiệp với kinh doanh online.

Nguồn thu nhập hấp dẫn

Theo báo cáo của nền tảng số liệu E-commerce Metric, trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng doanh số trên 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop) đã đạt mức 71,2 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng lên đến 78,69% so với cùng kỳ năm 2023.

Đồng thời, có tổng cộng 766,7 triệu đơn vị sản phẩm được giao thành công tới người tiêu dùng trong 3 tháng qua, tăng 83,21% so với cùng kỳ năm 2023.

Tham gia TikTok từ 2022 bằng các video chia sẻ cuộc sống hàng ngày, câu chuyện của chị Nguyễn Thị Kim Thúy (32 tuổi, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) có thêm nguồn thu nhập từ nền tảng này thông qua việc giới thiệu và gắn link sản phẩm từ các nhãn hàng.

Sau 1 năm kinh nghiệm, nhận thấy nhiều tiềm năng trong việc kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến, cùng với mong muốn bước ra khỏi vùng an toàn, chị quyết định "bỏ phố về quê" để thử sức, khởi nghiệp trên nền tảng Tiktok shop với mong muốn mang hương vị quê hương - Long nhãn, vươn xa khỏi "luỹ tre làng". "Nhu cầu thị trường bây giờ là mọi người thích mua sắm online hơn vì ai cũng bận rộn công việc. Hơn nữa, để tạo niềm tin cho khách hàng và tìm được nguồn nguyên liệu chất lượng, tôi quyết định tập trung hoàn toàn vào việc kinh doanh trên nền tảng này", chị nói.

Quyết định bỏ công việc với thu nhập tốt tại thành phố để về quê khởi nghiệp, sau 1 năm hoạt động, đến nay kênh TikTok "Chuyện Nhà Hoán Thuý" với 115 nghìn người theo dõi, và 1,7 triệu lượt thích.

Chị Thuý tư vấn sản phẩm Long nhãn trong một buổi livestream tại nền tảng TikTok.

Chị cho biết, kinh doanh trên nền tảng trực tuyến, ngoài việc tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, các sàn thương mại còn thường xuyên có nhiều mã giảm giá, ưu đãi cho khách hàng, giúp sản phẩm có mức giá hợp lý, hấp dẫn; các chương trình theo chiến dịch: Thúc đẩy các sản phẩm nông sản OCOP,… từ đó, công việc kinh doanh trực tuyến cũng thuận lợi hơn; doanh thu bán hàng được cải thiện, tăng trưởng tích cực.

Nhấn mạnh thêm, chị cho biết, quan trọng nhất trong kinh doanh là "làm từ tâm", phải đặt cái tâm vào sản phẩm thì chất lượng sản phẩm mới tốt được, và phải đặt cái tâm vào chính khách hàng thì mới lấy được niềm tin của khách hàng thông qua việc tư vấn, hiểu tâm lý khách hàng để tư vấn chân thực từ hương vị đến giá cả sản phẩm.

Cũng như chị Thuý, chị Ngô Thùy Linh (23 tuổi, Q.Hoàng Mai, Hà Nội), là một nhân viên văn phòng, xuất phát từ niềm yêu thích, chị quyết định khởi nghiệp với "nghề tay trái" kinh doanh thời trang tự thiết kế tại các trang mạng xã hội.

Bắt đầu kinh doanh từ cuối năm 2022, sau một thời gian bán hàng qua Facebook và Instagram, chị quyết định gia nhập các sàn thương mại điện tử: Shopee và TikTok shop. Nhờ vào đó, công việc kinh doanh của chị được thuận lợi hơn: "Tham gia các sàn thương mại điện tử, đơn hàng tăng mạnh, chủ yếu là vì khách hàng có thể tự tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm; nhiều mã giảm giá. Nhờ vào đó mà doanh thu tăng từ gấp 2 đến 3 lần so với trước. Ngoài ra, còn giúp tăng tính nhận diện thương hiệu thời trang của tôi".

Do vậy, theo chị Linh, quan trọng nhất trong kinh doanh online là nhận thức rõ thị trường cần gì, vị trí của mình ở đâu, và cần tạo ra khác biệt. Đi kèm với đó là chất lượng sản phẩm, thái độ bán hàng luôn là những tiêu chí hàng đầu.

"Mảnh đất màu mỡ" nhưng cũng đầy khó khăn

"Kinh doanh, livestream bán hàng trực tuyến đang là một trong những ngành nghề "hot", do vậy, tính cạnh tranh và mức độ bão hòa của ngành kinh doanh trực tuyến cũng đang ngày càng tăng", chị Linh chia sẻ.

Kinh doanh online, livestreams bán hàng ngày càng phổ biến, tính cạnh tranh và bão hoà trong thị trường gia tăng.

Chị cho rằng, bản thân mặt hàng thời trang cũng đã có sự bão hoà, cùng với trào lưu "livestream bán hàng" ngày càng phổ biến, việc giữ chân khách hàng ở lại gặp nhiều khó khăn hơn.

"Bán hàng trực tuyến trên các nền tảng này mang lại nhiều lợi ích về giá cả, người mua thì mua được giá rẻ hơn, người bán thì bán được nhiều hơn. Nhưng cũng vì vậy mà khi mã giảm giá không đủ "sâu", hết mã thì khách hàng cũng không mua nữa, thậm chí nhiều khách hàng bày tỏ khó chịu khi mua hàng. Điều này đôi lúc cũng là một rào cản trong kinh doanh trực tuyến", chị Linh cho biết.

Đồng quan điểm, chị Thúy cũng chia sẻ, khi kinh doanh tại các nền tảng này bên cạnh các mã giảm giá có sẵn, đôi lúc, bản thân người bán cũng phải tự "trợ giá" sản phẩm, để có mức giá cạnh tranh, hấp dẫn nhất.

"Đây vừa là lợi thế, vừa là một hạn chế trong việc kinh doanh trực tuyến, bởi tâm lý bình thường của các khách hàng khi mua sắm online đó là vì có nhiều mã giảm giá. Nhiều phiên live mà doanh thu không đạt được như mong muốn, đôi lúc phải chấp nhận hòa vốn hoặc thậm chí chịu lỗ để sản phẩm có mức giá hấp dẫn, giữ chân khách hàng", chị Thuý nói.

Bên cạnh đó, chị Thúy cho rằng, một trong những điều khó nhất khi bán hàng online, đó là niềm tin của khách hàng. Bởi vốn dĩ mua qua online, khách hàng sẽ luôn có sự nghi ngờ về chất lượng khi không thể mắt thấy tai nghe, sờ nắm sản phẩm được, nên người bán phải thực sự thấu hiểu và tư vấn chân thực với khách hàng.

Theo phunuvietnam.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw