Kiến cảm tử tự 'nổ' để bảo vệ đồng loại

Loài kiến sống trên đảo Borneo có khả năng tự làm vỡ bụng và tiết ra chất độc màu vàng nhằm đẩy lùi kẻ thù.

Kiến cảm tử tự 'nổ' để bảo vệ đồng loại ảnh 1
Kiến nổ trong tư thế sẵn sàng tấn công.

Các nhà khoa học phát hiện loài kiến nổ mới trên đảo Borneo, Thái Bình Dương, National Geographic hôm 19/4 đưa tin. Loài kiến này được đặt tên là Colobopsis explodens. Dù trông như kiến nâu đỏ bình thường nhưng chúng lại sở hữu khả năng phòng vệ độc đáo.

Kiến Colobopsis explodens không có bộ hàm lớn, cũng không thể đốt. Khi bị đe dọa, chúng giơ cao mông để cảnh cáo, theo Alice Laciny, nhà côn trùng học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vienna.

Nếu kẻ tấn công không rút lui, một hoặc nhiều con kiến nhỏ sẽ tự gập mình lại mạnh đến mức phần bụng vỡ tung. Khi nổ, chúng tiết ra chất độc dính màu vàng nhạt, có mùi khó chịu đặc trưng. Sự hy sinh này nhằm bảo vệ các thành viên còn lại trong đàn.

Kiến nổ trông không đặc biệt nhưng lại sở hữu khả năng phòng vệ độc đáo.
Kiến nổ trông không đặc biệt nhưng lại sở hữu khả năng phòng vệ độc đáo.

Giới khoa học biết đến sự tồn tại của kiến nổ từ hơn 100 năm trước nhưng chúng rất hiếm gặp, theo Tomer Czaczkes, nhà sinh thái học hành vi chuyên nghiên cứu kiến tại Đại học Regensburg, Đức. Kiến sống thành đàn lớn nên chúng dễ trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho nhiều kẻ săn mồi. Đây cũng là lý do kiến phát triển nhiều cách thông minh để phòng vệ. "Hầu như mọi loài kiến đều có thể cắn, đốt, hoặc phun axit formic", Czaczkes cho biết.

Hy sinh không phải hành vi chỉ tồn tại ở kiến nổ. Hàng đêm, một loài kiến ở Brazil dùng cát lấp lối vào tổ nhằm ngăn kẻ săn mồi phát hiện khi đang ngủ. Tuy nhiên, một số kiến thợ phải ở ngoài để hoàn thành công việc. Hầu hết chúng sẽ chết khi bình minh lên.

Kiến nổ có cách phân chia công việc khác thường. Với đa số loài kiến, kiến thợ lớn đóng vai trò quan trọng khi bảo vệ đàn và tấn công kẻ thù. Nhưng với Colobopsis explodens, kiến thợ nhỏ lại mang chất độc bảo vệ tổ. "Kiến lớn hiếm khi xuất hiện bên ngoài vì chúng thường ở trong tổ", Laciny giải thích. Chúng sẽ trở thành lá chắn sống trước lối vào trong trường hợp kiến nhỏ không thể đẩy lui kẻ thù.

Laciny dự định tiếp tục nghiên cứu về kiến nổ, tìm hiểu thành phần chất độc vàng hay cách chúng phối hợp hạ gục kẻ tấn công lớn hơn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng gặp khó khăn vì loài kiến này sống trong rừng trên đảo Borneo, nơi có lượng mưa lớn. "Ở đó không bao giờ yên tĩnh. Bạn sẽ nghe thấy tiếng mưa, tiếng kêu của ve sầu, chim hoặc khỉ. Thực sự giống như một thế giới khác", Laciny miêu tả.

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw