Không cần đổi tiền, người Việt Nam đã có thể dùng VND khi đến 5 quốc gia

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký thỏa thuận cơ chế thanh toán xuyên biên giới với 5 quốc gia Đông Nam Á.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN và Thống đốc ngân hàng trung ương ASEAN (AFMGM) lần thứ 10 vừa qua, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã ký bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác kết nối thanh toán khu vực với ngân hàng trung ương các nước ASEAN5 gồm: Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore và Thái Lan.

Theo đó, Việt Nam sẽ cùng với Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Singapore kết nối hệ thống thanh toán bằng cách sử dụng mã QR code cho các giao dịch bán lẻ.

Thanh toán qua QR code cho phép người dùng không cần mang theo tiền mặt mà vẫn có thể thanh toán các món hàng tại cửa hàng bán lẻ. Người dùng chỉ cần có điện thoại thông minh và tài khoản ngân hàng. Khi thanh toán, người dùng đưa camera của điện thoại quét mã là hệ thống sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản ngân hàng.

Cách thanh toán này giúp du khách Việt Nam không cần đổi tiền, không cần mang nhiều tiền mặt mà vẫn có thể thanh toán đồ ăn, thức uống, mua sắm một cách đơn giản và tiện dụng khi đi du lịch qua các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Singapore.

Việt Nam và Thái Lan đã chấp nhận sử dụng thanh toán qua QR code từ cuối năm 2022.

Trước đó, MoU về hợp tác kết nối thanh toán khu vực với ngân hàng trung ương các nước ASEAN5 đã được các thống đốc ngân hàng trung ương các nước ASEAN5 ký kết vào ngày 14/11/2022 tại Bali, Indonesia. Đây là sáng kiến hợp tác của Indonesia trong năm chủ tịch G20 năm 2022.

Đánh giá cao các lợi ích và cơ hội tiềm năng từ sáng kiến này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động và phối hợp với các ngân hàng trung ương ASEAN5 hoàn tất các thủ tục để chính thức trở thành thành viên thứ 6 của MoU. Việc tham gia thỏa thuận này thể hiện cam kết hợp tác và hội nhập trong lĩnh vực thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phù hợp với định hướng của Chính phủ, SBV cũng như xu hướng hiện nay về thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới.

Sáng kiến này được đánh giá là một bước tiến lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của khu vực ASEAN, phù hợp với lộ trình đẩy mạnh giao dịch thanh toán xuyên biên giới mà G20 đã đưa ra. Dự kiến, trong thời gian tới, sáng kiến sẽ tiếp tục xem xét mở rộng mạng lưới thành viên để tạo thuận lợi thúc đẩy kết nối thanh toán xuyên biên giới không chỉ trong khu vực ASEAN mà cả với các quốc gia khác.

Với các lợi ích và cơ hội mà sáng kiến này đem lại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tin tưởng rằng việc tham gia ký kết MoU lần này sẽ là động lực thúc đẩy phát triển các hoạt động giao thương, đầu tư, du lịch và nhiều lĩnh vực kinh tế khác, góp phần hỗ trợ tiến trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo Tạp chí Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Mặc dù là tỉnh nghèo nhưng Lào Cai luôn quan tâm, dành nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, qua đó tiếp thêm nguồn lực cho các địa phương đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Để thu thập thông tin phục vụ việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường năng lực công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan thuế với người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Lào Cai triển khai khảo sát, lấy ý kiến đánh giá về sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế năm 2024.

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

fb yt zl tw