Khởi tố, khám xét nơi làm việc của Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa

Ngày 17/6, sau khi được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa có mặt tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa để tống đạt quyết định khởi tố bị can, khám xét nơi làm việc của bị can Huỳnh Văn Dõng (55 tuổi), Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa và Trần Quốc Huy (41 tuổi), Trưởng phòng Tổ chức, hành chính CDC tỉnh Khánh Hòa về tội "Vi phạm các quy định về hoạt động đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Chú thích ảnh

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa bắt bị can để tạm giam đối với Trần Quốc Huy, 41 tuổi, Trưởng phòng tổ chức, hành chính CDC tỉnh Khánh Hòa về tội "Vi phạm các quy định về hoạt động đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Ảnh: TTXVN phát

Theo thông cáo báo chí từ Công an tỉnh Khánh Hòa, ngày 15/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại CDC tỉnh Khánh Hòa, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ ứng dụng Việt Nam (VNDAT) và các công ty, đơn vị, địa phương có liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.

Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Khánh Hòa ra các quyết định khởi tố bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3 Điều 222 đối với Huỳnh Văn Dõng (Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa), Trần Quốc Huy (Trưởng phòng Tổ chức, hành chính CDC tỉnh Khánh Hòa) và Nguyễn Thị Thúy (Giám đốc Dự án Công ty VNDAT; đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam trong một vụ án khác); lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Huỳnh Văn Dõng; lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Quốc Huy; lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc của Huỳnh Văn Dõng và Trần Quốc Huy.

Chú thích ảnh

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa bắt bị can để tạm giam đối với Trần Quốc Huy, 41 tuổi, Trưởng phòng tổ chức, hành chính CDC tỉnh Khánh Hòa về tội "Vi phạm các quy định về hoạt động đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Ảnh: TTXVN phát

Theo kết quả điều tra ban đầu, trong hai năm (2020 và 2021), CDC Khánh Hòa được giao sử dụng ngân sách Nhà nước và nguồn thu dịch vụ để thực hiện mua sắm bằng hình thức đấu thầu phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện chỉ đạo của ông Huỳnh Văn Dõng - Tổ trưởng Tổ chuyên gia đấu thầu CDC Khánh Hòa, ông Trần Quốc Huy được giao nhiệm vụ tổ chức mua sắm và thực hiện toàn bộ hồ sơ đấu thầu mua sắm kit test PCR, qua đó đã cấu kết, thông đồng với Nguyễn Thị Thúy thực hiện trái pháp luật 5 gói thầu mua sắm các bộ hóa chất xét nghiệm IVD dùng cho tách chiết axit nucleic phục vụ xét nghiệm COVID-19 với tổng giá trị trên 14 tỉ đồng cho CDC Khánh Hòa, gây thiệt hại cho Nhà nước 9,86 tỉ đồng.

Trong quá trình thực hiện mua sắm theo các gói thầu, ông Huỳnh Văn Dũng và một số nhân viên CDC Khánh Hòa có nhận tiền phần trăm (%), hưởng lợi từ các công ty trúng thầu, trong đó có sản phẩm do Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đang tiếp tục điều tra làm rõ, mở rộng vụ án và thu hồi tài sản cho Nhà nước.

Vào tháng 5/2022 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa có văn bản đề nghị Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Khánh Hòa định giá các thiết bị y tế mà CDC Khánh Hòa đã mua trong giai đoạn từ năm 2020-2021. Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa đã đề nghị Sở Tư pháp hỗ trợ thông báo trên hệ thống thông tin đến toàn bộ văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh, yêu cầu không thực hiện công chứng làm các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp tài sản liên quan đến ông Huỳnh Văn Dõng và 9 người khác.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện nhóm người nước ngoài ghép ảnh "nhạy cảm" để tống tiền

Phát hiện nhóm người nước ngoài ghép ảnh "nhạy cảm" để tống tiền

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 2274/UBND-NC về thực hiện Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khuyến cáo của Bộ Công an về đường dây sữa giả

Khuyến cáo của Bộ Công an về đường dây sữa giả

Liên quan đến đường dây sữa giả, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, trong 84 sản phẩm sữa bột thu giữ trong quá trình khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) đã xác định 12 sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả (giả về chất lượng) theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ.

Khởi tố 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc quy mô 300 tỷ đồng

Khởi tố 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc quy mô 300 tỷ đồng

Ngày 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố và lệnh bắt tạm giam đối với 11 bị can liên quan đến hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá qua mạng internet. Tổng số tiền đánh bạc trong đường dây trên 300 tỷ đồng.

fb yt zl tw