Bắt 9 đối tượng sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả

Ngày 30/4, liên quan đến vụ việc Chu Văn Diễn và 8 đồng phạm đặt sản xuất thuốc Kháu Vài Lèng, Đại Tràng HG giả, sau đó bán các sản phẩm này cho nhiều khách hàng, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố bị can đối với 9 đối tượng về hành vi sản xuất, buôn bán và giúp sức buôn bán thuốc chữa bệnh giả.

Lực lượng chức năng kiểm tra kho thuốc chữa bệnh giả.
Lực lượng chức năng kiểm tra kho thuốc chữa bệnh giả.

Cụ thể, vợ chồng Chu Văn Diễn và Trần Thị Phương Thảo; Nguyễn Đắc Dũng bị khởi tố về hành vi sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả; Trần Ích Nam, Hà Quang Đạt, Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Kim Chung, Vũ Đức Yên, Lò Ngọc Minh Quang bị khởi tố do giúp sức buôn bán thuốc chữa bệnh giả theo Khoản 3, Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015, có khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù.

Thuốc chữa bệnh giả bị lực lượng chức năng thu giữ.
Thuốc chữa bệnh giả bị lực lượng chức năng thu giữ.

Cơ quan điều tra bước đầu xác định, đầu năm 2024, Chu Văn Diễn (sinh năm 1996, trú tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) thấy mặt hàng thuốc nam Kháu Vài Lèng và Đại Tràng HG là sản phẩm của Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh (địa chỉ tại thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) đang bán chạy trên mạng xã hội nên đã liên hệ với Nguyễn Đắc Dũng (sinh năm 1981, trú tại xóm Cột Bài, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) để đặt sản xuất thuốc Kháu Vài Lèng, Đại Tràng HG giả để bán cho khách hàng.

Kết quả điều tra cho thấy, từ tháng 1/2024 đến khi bị bắt giữ (ngày 4/7/2024), Chu Văn Diễn và đồng phạm đã bán được số lượng lớn thuốc nam Kháu Vài Lèng, Đại Tràng HG giả cho nhiều khách hàng tại 245 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc 58 tỉnh, thành phố, thu lời bất chính hơn 20 tỷ đồng.

Công an thành phố Hà Nội đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện nhóm người nước ngoài ghép ảnh "nhạy cảm" để tống tiền

Phát hiện nhóm người nước ngoài ghép ảnh "nhạy cảm" để tống tiền

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 2274/UBND-NC về thực hiện Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khuyến cáo của Bộ Công an về đường dây sữa giả

Khuyến cáo của Bộ Công an về đường dây sữa giả

Liên quan đến đường dây sữa giả, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, trong 84 sản phẩm sữa bột thu giữ trong quá trình khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) đã xác định 12 sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả (giả về chất lượng) theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ.

Khởi tố 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc quy mô 300 tỷ đồng

Khởi tố 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc quy mô 300 tỷ đồng

Ngày 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố và lệnh bắt tạm giam đối với 11 bị can liên quan đến hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá qua mạng internet. Tổng số tiền đánh bạc trong đường dây trên 300 tỷ đồng.

fb yt zl tw