Khó khăn tìm vị trí tái định cư cho các hộ dân Xuân Thượng

Do ảnh hưởng của đợt mưa lũ đầu tháng 9/2024, khu vực bản 3 Thâu, xã Xuân Thượng (Bảo Yên) xuất hiện nhiều vết sạt trượt, nguy cơ sạt lở cao, ảnh hưởng trực tiếp đến 34 hộ dân đang sinh sống tại đây.

Mặc dù, huyện Bảo Yên đã có chủ trương hỗ trợ kinh phí để các hộ dân tìm đất, làm nhà tại vị trí an toàn theo diện phải di dời khẩn cấp, tuy nhiên từ đó đến nay, bà con vẫn chưa tìm được nơi ở mới.

2.jpg

Sau những ngày di chuyển tạm thời để lánh nạn, người dân bản 3 Thâu đã trở về ngôi nhà cũ sinh sống, tuy nhiên, dù đang là mùa khô nhưng nỗi lo sạt lở vẫn thường trực khiến họ luôn phải sống trong cảnh bất an. Dãy đồi phía sau khu dân cư nơi có 34 hộ đồng bào Dao sinh sống đang có hai cung sạt trượt nguy hiểm. Một cung trượt áp sát nơi sinh sống của 18 hộ dân, phía sau Trường THCS bán trú Xuân Thượng (khoảng cách từ vết nứt đến dãy nhà ở của các hộ dân chỉ chưa đầy 100 m). Tại đây xuất hiện nhiều vết nứt chạy ngang đồi với chiều dài khoảng 200 m, đã bị sụt lún, chiều rộng vết nứt trung bình 25 cm. Cung sạt trượt còn lại ở một quả đồi phía sau dãy nhà của 13 hộ dân, vết nứt kéo dài lại nằm trên khu vực có chênh lệch độ dốc lớn nên chỉ cần một trận mưa lớn có thể sụt xuống bất cứ lúc nào.

3.jpg

Ông Ma Chẩn Dìn, Bí thư Chi bộ bản 3 Thâu rất lo lắng, bởi chỉ vài tháng nữa lại bước vào mùa mưa, vết nứt đang ngày càng lan rộng, cả khu đồi có thể sạt xuống bất cứ lúc nào, đe dọa tính mạng, tài sản của các hộ dân.

Ông Dìn cho biết, khi huyện có chủ trương hỗ trợ kinh phí để các hộ dân tự tìm đất dựng nhà ở vị trí an toàn, bà con cũng đã chủ động tìm mua đất, tuy nhiên vì cả khu vực bản 3 Thâu nằm ven chân đồi, sau đợt mưa lũ vừa qua, khắp nơi đều xuất hiện các vết sạt lở. Hiện, có một vị trí tương đối phù hợp để làm khu tái định cư nhưng lại là khu đất của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Yên đang liên kết trồng rừng với một số hộ dân trong xã.

4.jpg

Nếu được cấp có thẩm quyền xem xét, nhất trí chủ trương cho di chuyển đến vị trí này thì 34 hộ dân bản 3 Thâu sẽ tự bỏ kinh phí để đền bù tài sản trên đất cho các hộ đang liên kết với Công ty. “Các hộ dân nơi đây đều có nguyện vọng được di chuyển đến nơi ở khác an toàn hơn để sinh sống ổn định, yên tâm lao động, sản xuất” - ông Dìn nói.

Ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch UBND xã Xuân Thượng cho biết, sau đợt mưa lũ xảy ra vào tháng 9/2024, đến nay, cơ bản các hộ dân bị mất nhà ở đã tìm được đất và dựng lại nhà tại vị trí mới đảm bảo an toàn. Riêng 34 hộ đồng bào dân tộc Dao ở bản 3 Thâu, do có nguyện vọng được ở tập trung tại một khu đất mới nên vẫn chưa tìm được quỹ đất phù hợp. Hiện nay, UBND xã Xuân Thượng đang tiếp tục vận động, tuyên truyền bà con sớm di chuyển đến nơi an toàn.

Sau khi tiếp nhận ý kiến về nguyện vọng tái định cư của bà con bản 3 Thâu, UBND huyện Bảo Yên đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Yên, UBND xã Xuân Thượng kiểm tra, lập biên bản đánh giá hiện trạng chỗ ở của 34 hộ dân và vị trí quỹ đất tại bản 7 Vành thuộc phần quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Yên.

5.jpg

Kết quả kiểm tra cho thấy, tại bản 3 Thâu có 31 hộ dân trong vùng thiên tai nguy hiểm đã được UBND huyện Bảo Yên phê duyệt danh sách phải di dời nhà ở khẩn cấp, được hưởng kinh phí hỗ trợ theo Hướng dẫn số 414/HD-UBND ngày 11/10/2024 của UBND tỉnh Lào Cai (tại Quyết định số 2608/QĐ-UBND ngày 10/12/2024 của UBND huyện) và đã được cấp kinh phí theo Quyết định số 25/QĐ-MTTQ-BVĐ ngày 13/12/2024 của Ban Vận động cứu trợ huyện Bảo Yên. Tổng kinh phí đã cấp cho xã Xuân Thượng để hỗ trợ di chuyển nhà ở cho các hộ dân là 2,48 tỷ đồng.

6.jpg

Ông Ngô Hữu Bản, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bảo Yên cho biết, trên cơ sở chủ trương của tỉnh, huyện hạn chế thực hiện các dự án sắp xếp dân cư tập trung trên địa bàn với lý do thời gian thực hiện lâu, kinh phí đầu tư lớn. Do đó, trước mắt đề nghị 31 hộ dân thuộc bản 3 Thâu chủ động tìm quỹ đất phù hợp, đảm bảo an toàn để di chuyển. Đồng thời, đề nghị UBND xã Xuân Thượng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, chủ động bố trí quỹ đất, hướng dẫn bà con sớm di chuyển đến nơi an toàn; thực hiện hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân chủ động di chuyển để họ sớm ổn định cuộc sống.

Riêng đối với đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng dự án sắp xếp dân cư tập trung, UBND huyện Bảo Yên tiếp thu và sẽ kiến nghị với UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan để xem xét, nhất trí chủ trương sớm đầu tư xây dựng dự án, nhằm bố trí quỹ đất cho các hộ dân nằm trong vùng thiên tai nguy hiểm, cũng như tạo quỹ đất ở cho Nhân dân trên địa bàn xã Xuân Thượng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ

Những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ

Bản làng tươi đẹp với những căn nhà mới mang đậm truyền thống văn hóa bản địa ở Làng Nủ, Nậm Tông - nơi an cư cho đồng bào vùng lũ không chỉ minh chứng cho sự yêu thương đùm bọc của đồng bào cả nước với người dân nơi đây mà còn ghi dấu ấn của đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, những người thổi hồn cho những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ.

Sửa chữa hư hỏng mặt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ cuối tháng 2

Sửa chữa hư hỏng mặt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ cuối tháng 2

Ngày 18/2, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đơn vị đã hoàn tất việc ký kết lựa chọn nhà thầu, khẩn trương huy động triển khai thực hiện các gói thầu sửa chữa hư hỏng mặt đường và hệ thống an toàn giao thông tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Các cấp hội nông dân đồng hành xây dựng nông thôn mới

Các cấp hội nông dân đồng hành xây dựng nông thôn mới

Dẫn chúng tôi đi trên những tuyến đường mới đổ bê tông, ông Trần Xuân Việt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lùng Vai (huyện Mường Khương) phấn khởi cho biết: Đây là những tuyến đường “dân vận khéo” do hội viên nông dân hiến đất mở rộng. Mỗi tháng một lần, hội viên và người dân các thôn lại ra quân quét dọn các tuyến đường để giữ gìn vệ sinh môi trường.

Cốc Phương mùa xuân mới

Cốc Phương mùa xuân mới

Gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra (17/2/1979 - 17/2/2025), các thôn, bản dọc dài biên giới trên mảnh đất Lào Cai đã vươn mình, đổi thay mạnh mẽ, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, đường biên, mốc giới được bảo vệ vững chắc, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Trở lại Bản Lầu xanh tươi

Trở lại Bản Lầu xanh tươi

Tôi trở lại vùng đất biên giới Bản Lầu, quen mà lạ. Đến nhiều lần, gặp nhiều người nên đã quen. Nhưng lạ, bởi mỗi lần đến rẻo đất ven biên này lại thấy thêm nhà xây mới hồng tươi mái lợp, nương đồi kín rợp màu xanh cây trái, gương mặt người sáng thêm, vững tin như cột mốc biên giới bình yên nơi đây.

fb yt zl tw