Khẩn trương ứng phó với dịch tả lợn châu Phi

Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp ở một số địa phương, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Để chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh bệnh dịch tả lợn châu Phi, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại, Cục Thú y đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn tập trung các nguồn lực và khẩn trương chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương và các đơn vị có liên quan chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cấp có thẩm quyền công bố dịch và tổ chức chống dịch theo đúng quy định; yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan không kịp thời tham mưu, chỉ đạo, triển khai chống dịch theo đúng quy định.

Các địa phương tập trung nguồn lực kịp thời hỗ trợ, bố trí kinh phí cho chính quyền cấp xã tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới. Đồng thời, tổ chức xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do bệnh; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc (bằng vôi bột, hóa chất,...); kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp bán chạy, buôn bán, vận chuyển lợn bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường theo đúng quy định.

Sở hướng dẫn người chăn nuôi, nhất là tại địa phương đang có dịch, các địa phương có nguy cơ cao, hàng ngày áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Người chăn nuôi có biện pháp bảo đảm chủ hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh thực hiện đầy đủ việc sát trùng, vệ sinh, tiêu độc để tiêu diệt mầm bệnh, không để phát tán làm lây lan dịch bệnh.

Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, yêu cầu các lực lượng tham gia chống dịch áp dụng nghiêm các biện pháp bảo hộ cá nhân, vệ sinh, sát trùng, tiêu độc để không làm lây lan dịch bệnh trong quá trình xử lý, vận chuyển, tiêu hủy lợn bệnh; có biện pháp xử lý không để các hố chôn lợn bệnh làm phát sinh nguy cơ lây lan dịch bệnh ra môi trường xung quanh.

Địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng dịch bệnh và sử dụng vaccine.

Theo Cục Thú y, hiện cả nước có 196 ổ dịch thuộc 59 huyện của 18 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Số lợn mắc bệnh là 10.544 con, số lợn chết và tiêu hủy là 10.612 con.

Riêng tại Lạng Sơn đã xảy ra 55 ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 53 xã của 10/11 huyện, thành phố làm 2.374 con lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy (chiếm hơn 13,7% tổng số lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi của cả nước tính từ đầu năm đến nay).

Tại Bắc Kạn, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 81 ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 77 xã của 8 huyện làm 4.724 con lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy (chiếm hơn 54% tổng số lợn bị tiêu hủy).

Ngoài 2 địa phương trên, một số tỉnh thành cũng có số lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy nhiều như: Quảng Ninh, Hòa Bình, Long An…

Cục Thú y cho biết, Cục thành lập các Đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

fb yt zl tw