Khai mạc Hội nghị quốc tế ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam 2025

Sáng 3/3, Hội nghị quốc tế ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam 2025 (VIPO 2025) do Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) tổ chức đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Đây là chuỗi sự kiện nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành và mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp xuất khẩu gia vị Việt Nam.

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu thổ nhưỡng để trồng trọt các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây gia vị..., trong đó có cây hồ tiêu. Tính đến hết năm 2024, diện tích hồ tiêu của Việt Nam đạt 110.500 ha, năng suất trung bình đạt 26 tạ/ha, cao gấp đôi năng suất trung bình của thế giới (12,7 tạ/ha), sản lượng đạt khoảng 200.000 tấn.

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt 1,32 tỷ USD. Điều đặc biệt là mặc dù diện tích trồng hồ tiêu nhỏ hơn rất nhiều so với các loại cây trồng chủ lực khác như cà phê, cao su, chè và điều nhưng giá trị kinh tế mà ngành hồ tiêu mang lại rất cao. Ví dụ, diện tích trồng hồ tiêu chỉ bằng khoảng 15% so với diện tích cà phê, 12% so với cao su nhưng kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 23% giá trị xuất khẩu cà phê (khoảng 5,6 tỷ USD), trên 38% giá trị xuất khẩu cao su (khoảng 3,4 tỷ USD). Điều này cho thấy tiềm năng lớn của ngành hồ tiêu nếu khai thác đúng cách.

Ngoài hồ tiêu, Việt Nam còn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu nhiều loại gia vị khác như cây quế gần 200.000 ha, chiếm gần 20% diện tích quế của thế giới; 55.000 ha cây hồi, đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Ngoài ra còn có gừng, nghệ và sả... Những loại gia vị này không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới.

Theo ông Nguyễn Quý Dương, xuất khẩu gia vị còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thế giới đối với các loại gia vị tự nhiên, hữu cơ đang gia tăng mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng bền vững với khả năng tạo thêm giá trị gia tăng nội địa cao hơn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến canh tác hồ tiêu và gia vị, áp lực từ sinh vật gây hại trên hồ tiêu có những diễn biến phức tạp, đến những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế cũng như giá cả vật tư đầu vào, vận chuyển quốc tế ngày càng tăng cao...

Hội nghị không chỉ là cơ hội để các đại biểu từ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cùng nhau thảo luận về sự phát triển của ngành hồ tiêu và các loại gia vị, mà còn là dịp để tăng cường hợp tác giữa các quốc gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPSA, phát biểu tại hội nghị.
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPSA, phát biểu tại hội nghị.

Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPSA, ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng trên thị trường quốc tế với những thành tựu xuất khẩu ấn tượng. Riêng hồ tiêu, Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu, chiếm khoảng 40% tổng sản lượng toàn cầu và gần 55% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, những năm qua hồ tiêu Việt Nam nói riêng và hồ tiêu thế giới nói chung đã chứng kiến nhiều sự biến động lớn từ biến đổi khí hậu, xung đột chính trị, chiến tranh thương mại… Sự biến động này vừa mang đến cơ hội vừa mang đến rủi ro đáng kể, đòi hỏi chuỗi cung ứng ngành hàng phải có chiến lược quản lý rủi ro vững chắc để giảm thiểu những tổn thất.

Các doanh nghiệp trao đổi bên lề hội nghị.
Các doanh nghiệp trao đổi bên lề hội nghị.

Trong bối cảnh đó, VIPO 2025 quy tụ hơn 300 đại biểu tham dự gồm các chuyên gia hàng đầu, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước và quốc tế, nông dân tại các tỉnh, đại diện chính quyền địa phương… để cùng thảo luận về những vấn đề trọng yếu của ngành. Trong số đó, có đến 51% đại biểu là khách quốc tế đến từ các hiệp hội hồ tiêu và gia vị lớn như Ấn Độ, Trung Quốc… Đặc biệt, có đến 40% khách tham dự là nhà mua hàng, hứa hẹn là cơ hội giao thương sôi động và hiệu quả cho các doanh nghiệp kinh doanh doanh hồ tiêu và gia vị Việt Nam.

Hội nghị VIPO 2025 sẽ diễn ra đến hết ngày 5/3, với nhiều phiên thảo luận tập trung vào hai chủ đề chính là phát triển bền vững và quản trị rủi ro. Song song đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng trưng bày giới thiệu sản phẩm hồ tiêu, gia vị đến khách tham quan nhằm xúc tiến các cơ hội thương mại trong thời gian tới.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw