Kết nối đường lên Y Tý

Kết nối đường lên Y Tý ảnh 1

LCĐT - Những dự án hạ tầng giao thông kết nối từ thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa đi Y Tý (Bát Xát) đang được gấp rút triển khai, sau khi hoàn thành sẽ kết nối, mở ra cơ hội thu hút đầu tư, khơi dậy tiềm năng của mảnh đất đẹp mộng mơ nhưng còn nhiều gian khó này.

Đường gần thì khó, đường dễ thì xa

Cùng những đoàn “phượt thủ” và du khách lên Y Tý du lịch, chúng tôi cũng ngược dốc theo cung đường Trịnh Tường - Phìn Hồ - Y Tý. Con đường chưa đầy 30 km đã rải nhựa nhưng mặt đường nhỏ, nhiều khúc cua nguy hiểm và xuống cấp nên không thể đi nhanh. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ từ Trịnh Tường, chúng tôi mới đặt chân đến trung tâm xã Y Tý. Trời đã gần trưa, trong màn sương mù đặc quánh, trên con đường trục chính của xã, những chiếc xe ô tô gầm thấp dò dẫm, đi chầm chậm để tránh “ổ voi”.

Kết nối đường lên Y Tý ảnh 2
Y Tý có cảnh đẹp thơ mộng, hùng vĩ cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách thích trải nghiệm, khám phá.

Từ thành phố Lào Cai đến Y Tý có thể đi theo 4 cung đường khác nhau, trong đó cung đường ngắn nhất hiện nay được nhiều người lựa chọn là đi theo tuyến đường Trịnh Tường - Phìn Hồ - Y Tý. Như đã nói ở trên, cung đường này rất nguy hiểm nên xe du lịch ít khi lựa chọn, mà thường đi qua Mường Hum - Dền Sáng - Sàng Ma Sáo hoặc từ A Mú Sung qua A Lù - Ngải Thầu.

Kết nối đường lên Y Tý ảnh 3
Tuy nhiên, giao thông kết nối còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển du lịch của địa phương.

Lần đầu cùng chúng tôi đi trọn tất cả cung đường lên Y Tý trong 2 ngày. Anh Trần Thanh Hải, một người bạn từ dưới xuôi không khỏi “choáng” bởi chẳng có đường nào gọi là dễ đi mà chỉ có đường khó nhiều và đường khó ít mà thôi. Anh Hải chia sẻ: Y Tý rất đẹp và thơ mộng, vì vậy thật đáng tiếc khi hạ tầng giao thông thành trở ngại để thu hút du khách đến tham quan.

Kết nối đường lên Y Tý ảnh 4

Có nhiều du khách đã lên lịch trình tham quan Y Tý nhưng đành bỏ dở bởi đi lại quá khó khăn. Bởi vậy, dù những năm gần đây Y Tý được nhiều người biết đến, tuy nhiên du lịch nơi đây vẫn chưa thực sự bứt phá trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế.

Vừa đặt chân đến homestay Y Tý Cloud sau khi vượt qua cung đường đầy thử thách từ thị xã Sa Pa qua Bản Xèo - Dền Sáng - Y Tý, anh Trần Xuân Hùng, du khách Hà Nội cho biết: Chúng tôi dự định du lịch Y Tý nhiều năm trước nhưng đường đi khó nên năm nay mới quyết tâm đi. Mặc dù đường đã được nâng cấp, sửa chữa nhưng vẫn nhiều đoạn khó, nhất là đối với những du khách đến từ miền xuôi như chúng tôi.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng kết nối

Những ngày này, công nhân thi công dự án cải tạo, nâng cấp đường Bản Xèo - Dền Sáng - Y Tý gấp rút thi công các hạng mục. Dự án có tổng chiều dài khoảng 33,58 km, điểm đầu tại ngã ba Cán Tỷ (xã Bản Xèo), điểm cuối tại ngã ba giao với đường Trịnh Tường - Y Tý.

Kết nối đường lên Y Tý ảnh 5
Những năm gần đây, tỉnh ưu tiên nguồn vốn đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kết nối, tạo động lực phát triển Y Tý thời gian tới.

Trên cơ sở đường cũ đã có, tuyến đường được thiết kế nâng cấp, mở rộng theo quy mô đường cấp V miền núi, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường 3,5 m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023. Cùng với đó, dự án cải tạo, nâng cấp tuyến Y Tý - Ngải Thầu, dự án cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 156 đoạn từ xã Bản Vược - A Mú Sung cũng đang được triển khai, nhiều đoạn đã được thảm nhựa, thuận lợi cho việc đi lại.

Kết nối đường lên Y Tý ảnh 6

Trước đó, tỉnh đã ưu tiên phân bổ 130 tỷ đồng để UBND huyện Bát Xát làm chủ đầu tự dự án cải tạo, nâng cấp đường Bản Vược - Bản Xèo với quy mô đường cấp V miền núi, mặt đường thảm nhựa, chiều rộng nền đường 6,5 m, chiều rộng mặt đường 3,5 m.

Trong danh mục đầu tư các công trình giao thông trọng điểm giai đoạn này, tỉnh tiếp tục ưu tiên nguồn lực đầu tư cải tạo, nâng cấp đường kết nối từ thị xã Sa Pa sang Y Tý (Tỉnh lộ 155); cải tạo, nâng cấp tuyến đường Trịnh Tường - Phìn Hồ - Y Tý quy mô cấp IV miền núi.

Khi hoàn thành, các tuyến đường sẽ tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn, khép kín, việc đi lại từ trung tâm thành phố Lào Cai đến Y Tý sẽ thuận lợi hơn, góp phần thu hút đầu tư, khơi dậy tiềm năng về du lịch, nông nghiệp… từ đó nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

fb yt zl tw