Italia đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam

Việc Italia - nước Chủ tịch G7 mời Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 cho thấy sự coi trọng, đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Đoàn công tác của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại Italia để tham dự Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 mở rộng.

Năm 2024 là năm lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 mời Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam tham dự. Đây không chỉ là hoạt động xã giao, mà điều này đã chứng tỏ Italia và các nước G7 thực sự đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy phát triển thương mại thế giới.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italia Antonio Tajani - nước chủ nhà của Hội nghị năm nay đã nhận định rằng, Việt Nam là “tấm gương sáng”, là một hình mẫu thành công trong tăng trưởng kinh tế dựa trên các thành quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, thúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư, tham gia thành công vào tiến trình toàn cầu hóa và tái định hình chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế.

Nhân dịp này, tại Italia, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Italia Dương Hải Hưng đã có những chia sẻ với phóng viên báo chí về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của chuyến công tác tham dự Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 mở rộng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Phóng viên: Thưa Đại sứ, Bộ trưởng Bộ Công ThươngNguyễn Hồng Diên có chuyến công tác tại Italia và dự Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 mở rộng theo lời mời của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italia. Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa chuyến công tác của Bộ trưởng tới Italia, chuyến công tác này sẽ mở ra những cơ hội hợp tác mới nào cho quan hệ hai nước?.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Italia Dương Hải Hưng. (Ảnh: T.V)
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Italia Dương Hải Hưng. (Ảnh: T.V)

Đại sứ Dương Hải Hưng: Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 mở rộng lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi song còn bấp bênh và đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức. Đây là hội nghị định kỳ với sự tham dự của 7 nước nhóm có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới và một số nước khách mời và tổ chức quốc tế, trong đó Việt Nam là nước duy nhất trong ASEAN.

Chủ đề Hội nghị “Tác động của địa chính trị đối với dòng chảy thương mại và sức chống chịu của chuỗi cung ứng” đã phản ánh quan tâm, nhu cầu, đồng thời gợi mở thảo luận và định hướng hành động của các nước tham dự về một chủ đề quan trọng, thiết thực là đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định và bền vững, góp phần vào đà hồi phục và phát triển kinh tế thế giới.

Là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã không chỉ đảm bảo được sự ổn định trước các thách thức lớn của tình hình thế giới mà còn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao vượt mong đợi. Việc Italia, nước Chủ tịch G7 mời Việt Nam tham dự Hội nghị cho thấy sự coi trọng và đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược với nước ta, một trong 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, có đóng góp quan trọng vào đảm bảo chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, tiếng nói của ta tại Hội nghị chia sẻ các chủ trương lớn về đối ngoại, về phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế; quan điểm đề cao hợp tác đa phương và thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu; kêu gọi hạn chế rào cản thương mại và các biện pháp phi thuế quan không cần thiết làm gián đoạn chuỗi cung ứng; việc xây dựng chuỗi cung ứng tự cường, linh hoạt và bền vững… chính là sự chia sẻ tầm nhìn, cách tiếp cận, bài học kinh nghiệm của Việt Nam, được củng cố bởi các thành tựu thực tiễn… là những giá trị gia tăng quan trọng mà Việt Nam mang đến, góp phần vào thành công của Hội nghị.

Bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp với các đối tác như Canada, New Zealand, Brazil, WTO… trao đổi xử lý các vấn đề, thách thức trong thương mại toàn cầu và thúc đẩy hợp tác song phương. Trong đó, đặc biệt là cuộc gặp quan trọng và hiệu quả với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italia Antonio Tajani, Chủ tịch G7, hai bên đã trao đổi thực chất nhiều vấn đề và đề ra các định hướng quan trọng về các lĩnh vực hợp tác như năng lượng mới, khai thác khoáng sản phục vụ công nghiệp sản xuất chất bán dẫn, công nghiệp nền tảng, công nghiệp phụ trợ, việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm của hai nước…

Phóng viên: Việc nước chủ nhà Italia mời Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 mở rộng, đây không chỉ là lời mời xã giao mà đây là ghi nhận của G7 đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Vậy ông đánh giá như thế nào về vai trò hợp tác phát triển của Việt Nam đối với các nước thành viên G7 nói chung và Italia nói riêng?.

Đại sứ Dương Hải Hưng: Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, phía Italia đã nhấn mạnh việc mời Việt Nam có ý nghĩa quan trọng về chính trị và ngoại giao, thể hiện định hướng của nước Chủ tịch không muốn G7 chỉ là cuộc họp của các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, mà cần phải mở rộng đối thoại và hợp tác như cách mà Việt Nam đã làm thời gian qua.

Đây là một nhận xét sâu sắc và có ý nghĩa khẳng định tính đúng đắn của chủ trương đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa mà ta đã triển khai hiệu quả thời gian qua được cộng đồng quốc tế, trong đó có các nước G7, thừa nhận, đánh giá cao và mong muốn nhân rộng.

Như đã biết, Việt Nam là 1 trong 40 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới; thuộc top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại, top 15 nền kinh tế hàng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài và top 46 nước đứng đầu thế giới về Chỉ số đổi mới sáng tạo. Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng của nhiều nước, trong đó có các nước G7.

Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 mở rộng. (Ảnh: T.V)
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 mở rộng. (Ảnh: T.V)

Với Italia, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN, tốc độ tăng trưởng thương mại tích cực, trung bình ở mức trên dưới 2 con số mỗi năm. Tuy nhiên, đầu tư Italia vào Việt Nam chỉ đứng thứ 33/146 nước và vùng lãnh thổ, còn khiêm tốn so với tiềm năng hai nước. Đáng chú ý là SACE và Simest, hai định chế tài chính lớn, quan trọng của Italia sẽ sớm hoạt động tại Việt Nam, định hướng nguồn lực của Italia hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư giữa hai nước, một mặt tái khẳng định niềm tin của các nước và nhà đầu tư G7, trong đó có Italia vào Việt Nam, mặt khác cũng có thể kỳ vọng về làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp Italia vào Việt Nam trong thời gian tới.

Phóng viên: Ông đánh giá như nào về vai trò nỗ lực của Đại sứ quán Việt Nam và Thương vụ Việt Nam tại Italia trong việc thúc đẩy hợp tác đầu tư xúc tiến xuất khẩu với các nước G7 và Italia?.

Đại sứ Dương Hải Hưng: Trên cơ sở chủ trương, chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác ngoại giao kinh tế, Đại sứ quán và Thương vụ tại Italia đã tích cực triển khai một số công việc sau:

Thứ nhất, tích cực quảng bá những thuận lợi của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, một nền kinh tế phát triển năng động trên cơ sở sự ổn định chính trị, chính sách đối ngoại đúng đắn, nền tảng quan hệ vững chắc hai nước, hệ thống các FTA… qua hàng chục các cuộc hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, cuộc gặp chuyên đề kinh tế mà Đại sứ quán đã tích cực triển khai thời gian qua trong khuôn khổ “Năm Việt Nam - Italia 2023” kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao hay “Cầu nối Việt Nam với các địa phương phía Nam Italia” triển khai trong 6 tháng đầu năm 2024.

Thông qua những hoạt động tần suất cao trải khắp các địa phương Italia vừa qua, hình ảnh tích cực và nổi bật của Việt Nam đã được nhấn mạnh, thu hút sự quan tâm, chú ý của cộng đồng doanh nghiệp Italia về điểm đến kinh tế hấp dẫn là Việt Nam, một đất nước có quan hệ hữu nghị sâu sắc và tốt đẹp với Italia.

Thứ hai, tham dự những hội chợ quan trọng tại Italia để giới thiệu các sản phẩm nông sản, nội thất, thủ công mỹ nghệ… của Việt Nam đến thị trường Italia; thu xếp chương trình làm việc, hỗ trợ các chuyến thăm thúc đẩy hợp tác kinh tế của các cơ quan Bộ ngành, địa phương Việt Nam với các cơ quan, đối tác Italia; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm, kết nối cơ hội kinh doanh đầu tư với các đối tác Italia.

Trong đó, quan trọng nhất là Hội nghị đối tác và hợp tác địa phương Việt Nam - Italia vào tháng 10 tại thành phố Bologna mà Đại sứ quán, Bộ Ngoại giao và các đối tác Italia đang tích cực chuẩn bị, mở ra thêm nhiều cơ hội hợp tác cho các địa phương và doanh nghiệp hai nước.

Thứ ba, tăng cường thắt chặt quan hệ với các hiệp hội, tổ chức thương mại, định chế tài chính của Italia như Liên đoàn giới chủ, các phòng thương mại, SACE, Simest… nhằm tạo điều kiện và khuôn khổ thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hai nước xúc tiến kinh doanh, đầu tư... cũng như thúc đẩy việc mở đường bay thẳng giữa hai nước thời gian tới.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ./.

Theo dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức ở Trung Quốc

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức ở Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, Lễ hội sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng với thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả đã được phép nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Vẫn khó quản lý thuế từ hoạt động livestream bán hàng

Vẫn khó quản lý thuế từ hoạt động livestream bán hàng

Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh, tuy nhiên, do tính chất đặc thù của thương mại điện tử nên cơ quan thuế gặp không ít khó khăn trong quá trình quản lý và thu thuế đối với lĩnh vực này, nhất là các hoạt động livestream bán hàng nở rộ trên các sàn thương mại điện tử cũng như các trang mạng xã hội.

Thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phía Bắc phát triển

Thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phía Bắc phát triển

Các tỉnh biên giới phía Bắc hiện có 8 khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Từ nguồn ngân sách và các nguồn vốn huy động, nhiều năm qua, các tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, vận hành nền tảng cửa khẩu số giúp giảm chi phí, thời gian thông quan. Nhờ đó, khu vực cửa khẩu ngày càng trở thành vùng kinh tế động lực, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Điện lực Bắc Hà nỗ lực khắc phục sự cố hệ thống điện trong mùa mưa bão

Điện lực Bắc Hà nỗ lực khắc phục sự cố hệ thống điện trong mùa mưa bão

Thời gian vừa qua, địa bàn do Điện lực Bắc Hà (PC Lào Cai) quản lý trải qua mưa to kéo dài, giông sét và gió mạnh trên diện rộng, gây sạt lở đất và lũ quét. Các hiện tượng thời tiết cực đoan này đã ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống lưới điện, gây khó khăn trong công tác khắc phục sự cố tại các khu vực thuộc huyện Bắc Hà và Si Ma Cai.

Đảm bảo phát triển bền vững Khu Du lịch quốc gia Sa Pa

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Sa Pa: Đảm bảo phát triển bền vững Khu Du lịch quốc gia Sa Pa

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa vừa được HĐND tỉnh thông qua kế thừa những nội dung phù hợp của các quy chế trước đây, bổ sung một số nội dung để phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Sa Pa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị xã Sa Pa theo hướng bền vững.

Cơ hội mở rộng xuất khẩu nông sản

Cơ hội mở rộng xuất khẩu nông sản

Việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký 3 nghị định thư trong tháng 8 vừa qua đã mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc.

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Với một tỉnh 80% dân số làm nông nghiệp như Lào Cai thì câu chuyện tập trung phát triển “tam nông” vẫn là trọng yếu trong định hướng phát triển kinh tế ở mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Từ một tỉnh thiếu đói về lương thực năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, trải qua những giai đoạn, nấc thang phát triển, nông nghiệp Lào Cai chuyển dịch dần từ xóa đói, giảm nghèo sang phát triển kinh tế, làm giàu và hiện tại là phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hướng đến xuất khẩu.

Khoa học, công nghệ đóng góp lớn cho kinh tế biển

Khoa học, công nghệ đóng góp lớn cho kinh tế biển

Việt Nam là quốc gia biển với hơn 3.200 km đường bờ biển, mức độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế biển và ven biển có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế nói chung. Để thúc đẩy kinh tế biển, trong những năm qua, kết quả nghiên cứu từ các Chương trình khoa học, công nghệ biển cấp quốc gia và cấp bộ trong quản lý biển, hải đảo có nhiều đóng góp quan trọng, là nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.

Nụ cười mùa quế

Nụ cười mùa quế

Những ngày này, tại các vùng trồng quế của tỉnh đang rộn ràng khai thác “vụ tám”, quế tươi vừa bóc cuộn tròn từng bó trên nương đồi, quế phơi đầy sân chuẩn bị xuất bán… đâu đâu cũng phủ bởi màu vàng, nâu của vỏ quế. Dưới cái nắng hanh của mùa thu, gương mặt người dân ánh lên niềm vui ngày mùa.

Triển vọng kinh tế Việt Nam

Triển vọng kinh tế Việt Nam

Với triển vọng kinh tế Việt Nam tốt hơn vào những tháng cuối năm, các tổ chức tài chính quốc tế đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024. Liệu Việt Nam có thể vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình cao, về đích sớm hơn mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra?

Việt Nam - ngôi sao đang lên của châu Á

Việt Nam - ngôi sao đang lên của châu Á

Từ một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á vào năm 2000, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao và là trung tâm sản xuất quan trọng của thế giới. Năm 2023, thương mại toàn cầu của Việt Nam đã tăng lên hơn 680 tỷ USD và quy mô nền kinh tế đạt khoảng 450 tỷ USD. 

fbytzltw