Hướng tới phát triển sản xuất rau có tính dược liệu

LCĐT - Sản xuất rau có tính dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao là mô hình đang được người dân huyện Bắc Hà nhân rộng.

Ở thôn Sín Chải, xã Na Hối, từ năm 2014, chị Sin Thị Thu đã tiên phong trồng cây ngũ gia bì hương làm rau để bán ra thị trường, cho hiệu quả kinh tế cao.

Chị Thu cho biết: Ngũ gia bì hương vốn là cây bụi, thường được người dân trồng làm hàng rào để ngăn gia súc (ngựa, trâu) phá hoại rau màu, cây ăn quả. Năm 2014, biết ngũ gia bì hương là cây thuốc quý, ngọn non có thể chế biến thành món ăn nên tôi đã phá bỏ vườn chè để trồng xen canh 1.000 m2 ngũ gia bì hương dưới tán cây mận. Cây ngũ gia bì hương dễ sống, cần ít công chăm sóc, chỉ cần tưới ẩm, bón phân 2 lần/năm là có thể thu hái quanh năm.

Dần dần, rau ngũ gia bì hương của gia đình chị Thu được thị trường ưa chuộng. Các nhà hàng, quán ăn thường xuyên đặt hàng với giá trung bình khoảng 40 nghìn đồng/kg. Thấy hiệu quả, chị Thu tiếp tục nhân giống, mở rộng diện tích trồng ngũ gia bì hương xen canh dưới tán mận. Diện tích đến nay đạt gần 2.000 m2. Hiện mỗi năm gia đình chị bán ra thị trường khoảng 1 - 1,2 tấn rau ngũ gia bì hương, thu về khoảng 40 - 50 triệu đồng.

Mô hình trồng ngũ gia bì hương dưới tán mận của gia đình chị Sin Thị Thu cho hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình trồng ngũ gia bì hương dưới tán mận của gia đình chị Sin Thị Thu cho hiệu quả kinh tế cao.

“Rau ngũ gia bì hương hiện tiêu thụ rất tốt, giá bán ổn định. Nhiều khi gia đình không có đủ rau để bán cho các nhà hàng và khách du lịch. Ngoài làm rau ăn, ngũ gia bì hương cũng có thể chế biến thành trà uống nên sắp tới tôi sẽ tiếp tục mở rộng mô hình để nâng cao thu nhập”, chị Thu cho biết thêm.

Nhận thấy tiềm năng và hiệu quả từ mô hình trồng ngũ gia bì hương, năm 2021, Hội Nông dân huyện Bắc Hà đã đề nghị Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ vốn cho 9 hộ dân tại thôn Sín Chải, Na Áng A, Na Áng B của xã Na Hối (5 triệu đồng/hộ) để triển khai mua giống, thí điểm mô hình trồng ngũ gia bì hương dưới tán cây mận. Đến tháng 3/2022, vườn ngũ gia bì hương của các hộ đã cho thu hoạch. Từ tháng 3 đến tháng 9/2022, các hộ thu hoạch với tổng sản lượng gần 2 tấn rau, giá trị thu về gần 80 triệu đồng.

Bà Vàng Thị Tiến ở thôn Na Áng A cho biết: Gia đình tôi được hỗ trợ trồng 1.000 m2 rau ngũ gia bì hương từ cuối năm 2021. Đến nay, trung bình mỗi tuần tôi bán rau được khoảng 300 nghìn đồng. Tôi đang tiếp tục chăm sóc và nhân rộng diện tích.

Được biết, sản phẩm rau ngũ gia bì hương của các hộ ở xã Na Hối đã được 5 nhà hàng tại huyện Bắc Hà (Anh Thu, A Tưởng, Tà Hồ Quán, Bắc Hà Quán, Sa Mu) và 1 nhà hàng tại thị xã Sa Pa (Anh Dũng) cam kết thu mua với giá bình quân 40 nghìn đồng/kg. Theo ước tính của Hội Nông dân huyện Bắc Hà, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì từ năm thứ 2 trở đi, 1 ha ngũ gia bì hương mang lại thu nhập khoảng 240 triệu đồng.

Người dân xã Na Hối thu hái rau ngũ gia bì hương.
Người dân xã Na Hối thu hái rau ngũ gia bì hương.

Ông Nguyễn Tiến Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bắc Hà cho biết: Ngũ gia bì hương dễ được thị trường đón nhận, mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi đây là cây có giá trị dược liệu, mùi vị đặc trưng và khi chế biến thành món ăn cũng hợp với khẩu vị nhiều người.

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu đã được công bố, ngũ gia bì hương là một loại thảo dược quý cùng họ với sâm, vỏ và ngọn non chứa saponin tốt cho sức khỏe. Cây có nhiều tác dụng như chống oxy hóa mạnh, chống lão hóa và mệt mỏi, làm thuốc bổ nâng cao sức khỏe, tăng cường trí nhớ, chữa các bệnh về dạ dày, tê thấp. Một số hoạt chất trong ngũ gia bì hương còn có khả năng kháng tế bào ung thư, kháng virus. Ngọn non của ngũ gia bì hương có thể làm rau ăn, lá già và cành già có thể đun nước uống.

“Mô hình trồng ngũ gia bì hương rất triển vọng, bước đầu chứng minh được hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập cao cho người dân. Năm 2022, chúng tôi đã hỗ trợ thêm 5 hộ xã Lùng Cải (0,5 ha) trồng ngũ gia bì hương. Sắp tới, Hội Nông dân huyện tiếp tục tổ chức cho 30 hộ trong huyện đi tham quan mô hình trồng ngũ gia bì hương tại tỉnh Hà Giang nhằm học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng. Đồng thời, Hội Nông dân huyện tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương nghiên cứu phát triển các mô hình trồng rau có tính dược liệu để giúp nông dân phát triển kinh tế”.        

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

fb yt zl tw