Hiệu quả từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm ở Bảo Thắng

LCĐT - Thời gian qua, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Thắng đã giúp nhiều hộ có thêm điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh, tạo việc làm, từng bước nâng cao thu nhập.

Xuất phát điểm chỉ là quán bán đồ ăn nhỏ, do lượng khách đông không đủ quy mô phục vụ, năm 2019, chị Nguyễn Thị Thu Hà, tổ dân phố Phú Thành 4, thị trấn Phố Lu mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Thắng để mở rộng quy mô kinh doanh. Sau khi đầu tư nâng cấp, cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống khang trang, rộng rãi, sạch sẽ nên lượng khách hàng tăng gấp 5 lần trước đây.

Mô hình phát triển sản xuất của bà Nguyễn Thị Hường, xã Sơn Hà.
Mô hình phát triển sản xuất của bà Nguyễn Thị Hường, xã Sơn Hà.

Chỉ sau 2 năm, chị Hà đã trở thành một trong những điển hình sử dụng hiệu quả vốn vay giải quyết việc làm của địa phương với doanh thu đạt trên 100 triệu đồng/năm, đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động tại địa phương. Chị Hà chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi cũng bán hàng ăn nhưng nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế thấp. Nhờ có nguồn vốn vay từ ngân hàng, tôi đã mở rộng quy mô kinh doanh, lượng khách hàng ổn định và đem lại thu nhập khá cho gia đình.

Đầu năm 2018, bà Nguyễn Thị Hường, thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà được vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm. Bà đã sử dụng một phần số tiền để đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi và trồng rừng. Bà xây mới chuồng trại đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, gia cầm phát triển tốt, không bị dịch bệnh. Phần tiền còn lại, bà đầu tư vào ao cá, trồng rừng. Mỗi năm, bà xuất bán 3 lứa gà, thêm nguồn thu từ gần 2 ha quế và 0,2 ha ao nuôi cá, tổng thu nhập đạt trên 300 triệu đồng. Có đời sống kinh tế như hiện nay, bà Hường cho biết phần lớn là nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất.

Xác định vốn vay giải quyết việc làm là một trong những chương trình quan trọng, giúp người dân phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Thắng đã triển khai đầy đủ, kịp thời, giải ngân nhanh, đúng đối tượng. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, hội, đoàn thể các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người lao động tiếp cận nguồn vốn thuận lợi.

Tính đến tháng 11/2021, dư nợ cho vay giải quyết việc làm của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Thắng đạt hơn 25,2 tỷ đồng, với 525 người lao động được thụ hưởng. Nhờ đó, nhiều lao động đã đầu tư vào các mô hình sản xuất cây ăn quả, chăn nuôi, trồng rừng, kinh doanh dịch vụ… tạo thu nhập, giải quyết việc làm tại chỗ.

Ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Thắng cho biết: Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến tình hình lao động, giải quyết việc làm tại địa phương. Tình trạng người dân không đi làm xa, ở lại địa phương muốn tìm sinh kế tại chỗ, nhưng thiếu vốn sản xuất khá phổ biến. Nắm chắc nhu cầu trên, chúng tôi đã đẩy nhanh tiến độ xét duyệt, thẩm định hồ sơ, tư vấn mô hình kinh doanh phù hợp với từng đối tượng vay vốn. Nhờ đó, nhiều lao động trên địa bàn đã kịp thời vay được tiền để giải quyết việc làm, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, mang lại thu nhập cao.

Thời gian tới, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chính sách vay vốn giải quyết việc làm, giúp các lao động, hộ sản xuất, kinh doanh phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn vay. “Để phát huy hơn nữa hiệu quả giải quyết việc làm tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người lao động, chúng tôi rất mong cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm, cân đối nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua ngân hàng cho vay giải quyết việc làm” - ông Dũng nói.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch 239/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

fb yt zl tw