Hấp dẫn tắm suối khoáng nóng ở Bản Hồ

LCĐT - Đã lâu chúng tôi mới trở lại xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa - một địa danh du lịch từng thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, trải nghiệm du lịch bản làng. Tuy nhiên, trong thời điểm còn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bản Hồ lại đang hút khách trong tỉnh và một số tỉnh lân cận nhờ khu vực tắm suối khoáng nóng.

Thời điểm này, sự nhộn nhịp ở vùng đất Bản Hồ chỉ còn được thu nhỏ ở thôn Bản Dền, nơi có dòng nước suối khoáng nóng ven thung lũng và cạnh con suối Mường Hoa.

Khu bể tắm khoáng nóng được người dân Bản Hồ tự đầu tư
Khu bể tắm khoáng nóng được người dân Bản Hồ tự đầu tư

Khu tắm suối khoáng nóng hiện nay được một số hộ đầu tư xây dựng thành các bể tắm, trong đó có bể tắm tập thể và bể riêng lẻ. Một điều đặc biệt ở điểm tắm suối khoáng nóng Bản Hồ là giá cả dịch vụ rất bình dân, có thể phục vụ cả du khách và người dân địa phương.

Anh Vàng Văn Vững, chủ một khu bể tắm cho biết: Trước kia, suối khoáng nóng có nguồn từ trong núi chảy ra, nhưng đã bị vùi lấp do nhiều yếu tố. Là người dân địa phương, chúng tôi may mắn vẫn xác định được khu vực có nguồn nước nóng nên đã đầu tư đường ống dẫn nước về và xây dựng các bể tắm phục vụ bà con, du khách. Suối khoáng nóng ở Bản Hồ có điểm đặc trưng là nước không nóng quá, nhiệt độ từ 30 đến 40 độ C, phù hợp cho mọi người tắm cả trong mùa đông và mùa hè. Các bể tắm được thiết kế xả tràn và nước lưu chuyển thường xuyên từ nguồn về nên đảm bảo vệ sinh.

Do đã lâu không đến Bản Hồ nên việc được trải nghiệm tắm nước khoáng nóng là điều khá mới mẻ với chúng tôi và một số du khách trong tỉnh khi đến nơi này. Anh Nguyễn Trung Hiếu đến từ thành phố Lào Cai cho biết: Nói đến tắm suối khoáng nóng, mình chỉ nghĩ đến tỉnh Hòa Bình hoặc Ba Vì (Hà Nội), không biết rằng ở Lào Cai cũng có, mà còn ở Khu Du lịch quốc gia Sa Pa. Được người quen giới thiệu, mình cũng muốn đến trải nghiệm. Thoạt đầu chưa quen vì ở đây cơ sở vật chất chưa được đầu tư như nhiều nơi khác, nhưng khi tắm thì thấy rất thoải mái, dễ chịu.

Khu tắm khoáng nóng tại xã Bản Hồ mới được xây dựng, nhưng đã phục vụ rất tốt du khách và người dân địa phương, đặc biệt là nhiều học sinh bán trú của Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa. Thầy giáo Hoàng Ngọc Tài, Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa cho biết: Nhà trường có 310 học sinh đang ở bán trú, tuy nhiên, do khó khăn nên trường chưa thể đầu tư hệ thống nước nóng phục vụ sinh hoạt cho học sinh, vì thế, khu tắm khoáng nóng là điểm giúp các em được sử dụng nước nóng trong mùa đông.

Bên cạnh hệ thống homestay đang phát triển tại Sa Pa thì khu nước khoáng nóng ở Bản Hồ cũng là điểm du lịch đầy thú vị. Hy vọng trong thời gian tới, các hộ cũng như chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cơ sở đồng bộ hơn, đồng thời đẩy mạnh truyền thông để thu hút du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, trải nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw