Gợi ý du lịch cho người ăn chay trong tháng Giêng

Du lịch ăn chay sẽ đón làn sóng tăng trưởng mới khi du lịch trở lại sau đại dịch (Ảnh: Booking)

Veganuary (tạm dịch: “tháng Giêng ăn chay”) đã và đang là một thử thách thu hút được số lượng lớn người tham gia trên thế giới. Thử thách này cũng phát triển cùng với xu hướng du lịch ăn chay trong những năm gần đây.

Veganuary là thử thách hàng năm do một tổ chức phi lợi nhuận ở Anh khởi xướng vào năm 2014 nhằm động viên và giáo dục về sự thuần chay bằng cách khuyến khích mọi người tuân theo lối sống thuần chay trong tháng Giêng.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân toàn cầu ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ bền vững giữa con người với môi trường sống, đặc biệt là việc phải thay đổi chế độ ăn uống.  

Thử thách Veganuary đã vượt ra phạm vi nước Anh, truyền cảm hứng cho hơn một triệu người ở 192 quốc gia áp dụng chế độ ăn thuần chay trong tháng 1 (Dương lịch) và tháng Giêng (tại các quốc gia theo Âm lịch) và nhiều thời gian khác trong năm.

Thử thách Veganuary đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới (Ảnh: Booking)

Phong trào ăn chay cũng đã lan rộng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Người ăn chay không còn giới hạn trong quan niệm ăn uống tôn giáo mà còn để bảo đảm sức khỏe, bảo vệ môi trường và nhiều mục đích khác như tiến tới một “lối sống xanh”.

Dựa trên nghiên cứu Tương lai của Du lịch do Booking.com thực hiện mới đây, 59% du khách Việt Nam tìm kiếm những cách thức đi du lịch bền vững hơn trong tương lai, trong khi 53% du khách muốn tận hưởng ẩm thực địa phương khi đi du lịch.

Từ phong trào ăn chay như thử thách Veganuary, nhiều năm qua trào lưu du lịch ăn chay đã thịnh thành trên thế giới. Du lịch ăn chay không chỉ phục vụ đối tượng người ăn thuần chay, mà cả những người mới ăn chay lần đầu hoặc những người muốn tìm một trải nghiệm mới để gần gũi với thiên nhiên hơn.

Nhiều nhà hàng chay tạo không gian yên bình, thanh tịnh (Ảnh: Nhà hàng chay Sadhu)

Công ty lữ hành Responsible Travel (tạm dịch: Du lịch Có trách nhiệm) tại Anh cho hay, số lượng đặt chỗ cho các kỳ nghỉ ăn chay của công ty đã tăng hơn gấp đôi trong nhiều năm qua, tăng 120% trong khoảng thời gian 2016 đến 2019.  Đại dịch Covid-19 đã khiến người dân tập trung nhiều hơn vào các ưu tiên sức khỏe cá nhân. Do đó, du lịch ăn chay sẽ đón làn sóng tăng trưởng mới khi du lịch trở lại.

Tại Việt Nam, xu hướng du lịch ăn chay còn khá mới mẻ, nhưng không phải quá xa lạ. Bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình những chuyến du lịch để ăn chay, về gần với thiên nhiên và tìm sự tĩnh tâm theo những gợi ý sau:

Ăn chay vì môi trường

Những người ăn chay vì môi trường tin rằng áp dụng chế độ ăn thuần chay có thể giúp giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu việc góp phần vào nạn phá rừng và giảm ô nhiễm. Dựa trên khảo sát Tương lai của Du lịch của Booking.com, du lịch bền vững là một trong những dự đoán chính về cách mọi người sẽ đi du lịch trong tương lai, với 81% người Việt Nam hy vọng rằng ngành du lịch có thể đưa ra thêm nhiều lựa chọn du lịch bền vững, để giúp giảm tác động đối với môi trường và cộng đồng địa phương.

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là một địa điểm lý tưởng cho những người muốn có trải nghiệm ăn chay vì môi trường trong những ngày đầu năm mới (Ảnh: phongnhaexplorer)

Với tinh thần đó, tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia hoặc đặt các chuyến du lịch sinh thái tại những điểm du lịch sẽ là những lựa chọn phù hợp. Tùy vào địa điểm, bạn có thể tham gia một số môn thể thao như đi bộ đường dài, đạp xe, đi bộ xuyên rừng, chèo thuyền, quan sát động vật hoang dã hoặc cắm trại, và thưởng thức những bữa ăn chay đã chuẩn bị sẵn trong không gian thiên nhiên. Một số điểm đến phù hợp với xu hướng ăn chay vì môi trường gồm: Vườn quốc gia Cát Bà ở Hải Phòng, Vườn quốc gia Ba Vì  tại Hà Nội; Vườn quốc gia Cúc Phương ở tỉnh Ninh Bình, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình, Vườn quốc gia Ba Bể ở tỉnh Bắc Kạn, Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bửu - Bình Châu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ăn chay theo tôn giáo

Nếu bạn ăn chay vì lý do tôn giáo, bạn chắc hẳn sẽ đến thăm chùa và đền trong chuyến du lịch của mình. Hà Nội, Ninh Bình, Huế luôn là điểm đến tuyệt vời của các tín đồ Phật giáo với nhiều đền, đình, chùa cổ kính và thưởng thức các món ăn thuần chay. Nếu muốn thưởng thức các món ăn chay trong không gian an yên, thanh tịnh, bạn có thể tới một số quán chay nổi tiếng ở Hà Nội như Sadhu, Ưu Đàm Chay, Vị Lai Quán, Senté,…

Ngày càng nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam cung cấp trải nghiệm ăn chay nghỉ dưỡng cho mọi đối tượng du khách (Ảnh: LegacyYenTu)

Ăn chay vì sức khỏe

Sức khỏe là một trong những động lực ăn chay lớn nhất với nhiều người để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Tự tay vào bếp là cách tốt nhất để bảo đảm rằng bạn không chỉ tuân thủ chế độ ăn mà còn có thể tự chuẩn bị các món ăn lành mạnh theo sở thích của mình một cách thoải mái mà không phải lo ngại về vấn đề vệ sinh. Theo khảo sát của Booking.com, 75% du khách Việt Nam sẽ đề phòng nhiều hơn với các biện pháp an toàn và sức khỏe do đại dịch. Do đó, bạn có thể tìm chỗ nghỉ có khu tự phục vụ trên các nền tảng đặt phòng thông qua tùy chỉnh bộ lọc “Khu vực bếp” trong mục “Tiện nghi phòng” cùng các tùy chỉnh khác theo nhu cầu cá nhân.

Ăn chay nghỉ dưỡng

Hiện nay, nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng sang trọng nổi tiếng trong nước có phục vụ các món ăn chay tinh tế. Có thể kể đến một số khu nghỉ dưỡng như:  Legacy Yên Tử - Mgallery với Cơm chay Làng Nương, L'Alya Ninh Vân Bay (hay còn gọi là An Lam Villas), resort ven biển Evason Ana Mandara hay Fusion Maia Đà Nẵng nổi tiếng với Quán ăn Fresh. Những nơi này có danh sách các món từ thực vật và thuần chay sáng tạo tùy theo sở thích của bạn.

Nhân dân điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw