“Giỏ Thị” và hành trình viết tiếp sự học ở Pa Cheo

LCĐT - Pa Cheo, cái tên nghe đã gợi lên cảm giác về một mảnh đất xa xôi, cheo leo, heo hút. Ở nơi ấy, những đứa trẻ dân tộc Mông luôn phải đối diện với khó khăn do nhà nghèo và nguy cơ phải bỏ học giữa chừng, chặng đường tới lớp quá gian nan. Vậy nhưng nhờ tấm lòng hảo tâm của một tổ chức thiện nguyện, những học sinh nghèo đã được hỗ trợ tiếp tục giấc mơ đi học THCS, học lên THPT, học nghề và có tương lai tươi sáng. Năm nào cũng vậy, nhóm thiện nguyện “Giỏ Thị”, Quỹ “Trò nghèo vùng cao” đều dành thời gian lên thăm những đứa “con nuôi” để nâng bước các em tiếp tục tới trường.

Đại diện Quỹ “Trò nghèo vùng cao” tặng xe máy cho cô giáo Lý Thị Xúa (thứ 3 từ trái sang).
Đại diện Quỹ “Trò nghèo vùng cao” tặng xe máy cho cô giáo Lý Thị Xúa (thứ 3 từ trái sang).

Chuyện của cô giáo Xúa

Vậy là cô giáo Lý Thị Xúa đã dạy học tại điểm trường Pờ Sì Ngài, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát (từ năm 2021 trở về trước thuộc xã Pa Cheo) được gần 1 năm học. Hằng ngày, cô giáo trẻ người Mông thấy hạnh phúc khi được “gieo chữ” trên mảnh đất khô cằn lởm chởm đá tai mèo, giúp những em nhỏ lớp 1, lớp 2 trên chính quê hương mình biết được con chữ, nuôi những ước mơ cho tương lai.

Gặp chúng tôi, cô giáo Lý Thị Xúa chia sẻ thêm niềm vui và bất ngờ vì đầu tháng 3 vừa qua được nhận một món quà quý giá của “bố, mẹ nuôi” ở Hà Nội là chiếc xe máy mới. Nhờ có chiếc xe, hằng ngày Xúa đi dạy học thuận lợi hơn và dễ dàng đi ra trung tâm xã Bản Xèo mua mì tôm về nấu canh trưa cho lũ trẻ. Bọn trẻ ở Pờ Sì Ngài nghèo lắm, cặp lồng cơm lúc nào cũng chỉ có cơm trắng và rau.

Cô giáo Lý Thị Xúa kể: Em sinh ra ở Pờ Sì Ngài, gia đình nghèo, lại đông con, bố mẹ rất vất vả. Năm 2011, khi học hết lớp 9, em đã nghĩ tới chuyện bỏ học để ở nhà giúp gia đình, nhưng em thật may mắn vì được nhóm thiện nguyện “Giỏ Thị” (nay là Quỹ “Trò nghèo vùng cao”) ở Hà Nội giúp đỡ để có thể tiếp tục đến trường. Không chỉ “nuôi” em học hết THPT, nhóm thiện nguyện còn hỗ trợ toàn bộ học phí, tiền ở ký túc xá, sinh hoạt phí cho em học 3 năm học Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên và 2 năm học liên thông lên đại học, giúp em thực hiện ước mơ trở thành cô giáo. Khi em ra trường, các cô, chú còn lên tận nơi tặng chiếc xe máy để em có phương tiện đi làm.

Trong câu chuyện của mình, cô giáo Xúa nhớ lại những kỷ niệm xúc động vào mỗi dịp đầu năm học mới đều được đón các “bố, mẹ nuôi” từ Hà Nội lên thăm và tặng quà gồm quần áo, giày dép, sách vở. Chính sự động viên về vật chất và tinh thần ấy đã tiếp thêm động lực cho em cố gắng học tập, trở thành cô giáo người Mông đầu tiên của mảnh đất Pờ Sì Ngài.

Quỹ “Trò nghèo vùng cao” tiếp tục hỗ trợ một số học sinh xã Pa Cheo theo chương trình “nuôi cây dài ngày”.
Quỹ “Trò nghèo vùng cao” tiếp tục hỗ trợ một số học sinh xã Pa Cheo theo chương trình “nuôi cây dài ngày”.

Viết tiếp sự học ở Pa Cheo

Câu chuyện của cô giáo Lý Thị Xúa khiến chúng tôi bất ngờ. Hằng năm, có hàng trăm tổ chức thiện nguyện, các nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ học sinh nghèo vùng cao Lào Cai, điều đó thật trân quý. Tuy nhiên, những hoạt động thường chỉ dừng lại ở một, hai chuyến tặng quà, hiếm đơn vị nào đồng hành hỗ trợ học sinh từ khi các em học tiểu học, THCS lên tới THPT, đi học chuyên nghiệp và đến tận khi các em có việc làm ổn định. Hành trình ấy có thể kéo dài cả chục năm và nhiều hơn.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi càng bất ngờ hơn khi biết suốt những năm qua, nhóm “Giỏ Thị” không chỉ hỗ trợ em Lý Thị Xúa, mà còn “ nâng bước” nhiều học sinh khác ở xã Pa Cheo học tập, trưởng thành. Chị Nguyễn Lan Oanh (Lana), thành viên nhóm “Giỏ Thị” chia sẻ: Từ năm 2011, nhà báo, Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng Giám đốc AVG - Truyền hình An Viên (Chủ tịch Quỹ “Trò nghèo vùng cao”), nhà văn Phạm Ngọc Tiến và một số nhà hảo tâm ở Hà Nội bắt đầu xây dựng nhóm thiện nguyện “Giỏ Thị”, thực hiện dự án “Cơm có thịt” ở xã Pa Cheo với mong muốn hỗ trợ học sinh nghèo vùng cao tới trường.

Qua sự giới thiệu của thầy giáo Sa Anh (khi đó là Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bát Xát), nhóm biết nhiều học sinh người Mông học THCS ở Pa Cheo có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh quá khó khăn. Cùng với hỗ trợ ăn trưa cho nhiều học sinh bán trú học tiểu học, THCS tại xã Pa Cheo, nhóm tiếp tục hỗ trợ một số học sinh nghèo có ý chí vượt khó học lên THPT và học sau THPT theo chương trình “nuôi cây dài ngày”. Từ đó đến nay, đã có gần 100 học sinh người Mông ở xã Pa Cheo và một số xã khác như Tòng Sành, Phìn Ngan, A Mú Sung, Trịnh Tường được hỗ trợ học hết THPT, trong đó có 23 học sinh tiếp tục học nghề, học tiếp lên cao đẳng, đại học, đến nay đã có công việc ổn định.

Tiêu biểu như các em Lý A Cở, Sùng A Lừ, Lý A Măng, Hầu A Giông, Hầu A Thính, Hầu Thị Xua, Má Thị Dính… học Trường Trung cấp Kinh tế và Du lịch Hoa sữa, hiện làm tại Sa Pa, Hà Nội; các em Tráng A Chính, Hầu A Vàng học Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp Vĩnh Phúc, đang đi làm tại Hà Nội; các em Lý A Dúa, Lý A Phùng học Đại học Nông lâm Thái Nguyên, hiện đang tu nghiệp tại Israel theo chương trình của trường; em Giàng Thị Dợ học Đại học Ngoại ngữ Thái Nguyên đã tốt nghiệp tháng 1/2022…

Thầy giáo Sa Anh, nay là Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Bát Xát nhớ lại: Thời điểm năm 2012, xã Pa Cheo chỉ có 3 học sinh học hết THCS học lên THPT. Nhờ sự hỗ trợ của nhóm “Giỏ Thị” mà phong trào học tập của học sinh Pa Cheo từ chỗ yếu nhất huyện Bát Xát đã được nâng lên, có năm gần 20 học sinh Pa Cheo đi học THPT. Nhóm còn xây 4 phòng ở bán trú cho học sinh Pa Cheo xuống xã Bản Vược học…

Câu chuyện gần 100 học sinh nghèo vùng cao Pa Cheo đi học THPT, nhiều em đi học chuyên nghiệp, trong đó có 4 em học đại học thực sự là một kỳ tích.

Nhờ sự giúp đỡ của nhóm thiện nguyện “Giỏ Thị”, Lý Thị Xúa đã thực hiện được ước mơ trở thành cô giáo trên quê hương mình.
Nhờ sự giúp đỡ của nhóm thiện nguyện “Giỏ Thị”, Lý Thị Xúa đã thực hiện được ước mơ trở thành cô giáo trên quê hương mình.

Duy trì chương trình “Nuôi cây dài ngày”

Trở lại câu chuyện của cô giáo Lý Thị Xúa, chính sự đồng hành của Quỹ “Trò nghèo vùng cao” những năm qua đã giúp em vượt qua muôn vàn khó khăn, có thêm động lực để học tập và thực hiện ước mơ.

“Cùng với Lý Thị Xúa, vừa qua, Quỹ “Trò nghèo vùng cao” đã tặng xe máy cho Giàng Thị Dợ, xã Trịnh Tường khi em tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Thái Nguyên và đi làm. Thật vui và hạnh phúc khi thấy các em chăm chỉ học tập, ra trường có công việc ổn định, cuộc sống ấm no. Vậy là bao năm “trồng cây” và “nuôi cây dài ngày” giờ đã tới ngày hái “quả ngọt” - chị Lana tươi cười.

Trong chuyến đi vừa qua, Quỹ “Trò nghèo vùng cao” tiếp tục hỗ trợ 2 học sinh nghèo đi học. Đó là em Vàng Thị Mỷ, lớp 7, thôn Tả Lèng và em Hầu Thị Sinh, lớp 5, thôn Pờ Sì Ngài. 2 em đều mồ côi, hoàn cảnh éo le nhưng rất chăm chỉ, ngoan ngoãn, muốn tiếp tục đi học. Cùng với đó, nhóm tiếp tục hỗ trợ ăn trưa theo chương trình “Cơm có thịt” cho học sinh Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Cheo; chọn những học sinh nghèo hiếu học ở một số xã vùng cao Bát Xát để hỗ trợ “nuôi cây dài ngày”; duy trì liên lạc với học sinh đang học nghề, học chuyên nghiệp để hỗ trợ các em học tập, trưởng thành.

Nhìn vào danh sách những học sinh nghèo của xã Pa Cheo và một số bản làng vùng cao khác được Quỹ “Trò nghèo vùng cao” hỗ trợ học tập ngày càng nhiều hơn và được nghe những câu chuyện, những kỷ niệm khó quên trong những chuyến hành trình đến với vùng cao Lào Cai mà các anh, chị trong nhóm kể, chúng tôi không khỏi xúc động. Chính tình yêu thương và việc làm nhân văn của những nhà hảo tâm đã và đang chắp cánh ước mơ cho những học trò nghèo trên vùng núi đá cheo leo để các em thoát khỏi cuộc sống nghèo khó, có tương lai tươi sáng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

Những người không nghỉ lễ

Những người không nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4 - 1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày. Trong khi nhiều người tranh thủ dịp lễ để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè… thì có những người vẫn miệt mài với công việc của riêng mình.

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, tuổi trẻ thị xã Sa Pa đã có nhiều hoạt động góp sức phát triển, quảng bá du lịch, xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Cùng với các lực lượng khác, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 70 đoàn viên, thanh niên thị xã Sa Pa đã phát huy sức trẻ cùng phân luồng giao thông, hướng dẫn du khách. Áo xanh tình nguyện xuất hiện trên khắp nẻo đường Sa Pa.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Những “công trình 1719”

Những “công trình 1719”

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai hiệu quả các dự án thành phần. Nhờ đó, những “công trình 1719” đã hiện hữu ở các huyện vùng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Mặc dù mới đưa vào đào tạo, huấn luyện nhưng những năm gần đây, môn xe đạp của thể thao thành tích cao Lào Cai đã gặt hái được nhiều thành công, tạo tiếng vang ở các giải đấu trong nước và đang hướng đến đấu trường châu lục.

Người trẻ nghĩ về 30/4

Người trẻ nghĩ về 30/4

Đã 49 năm trôi qua nhưng khi đến dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử - ngày 30/4 thì mỗi người dân yêu nước đều có chung một tâm trạng, niềm cảm xúc tự hào về chiến thắng vẻ vang, oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Với thế hệ trẻ, dù sinh sau ngày giải phóng, được sống trong hòa bình nhưng dấu ấn về ngày thống nhất đất nước vẫn không thể phai nhòa, điều đó trở thành động lực sống, cống hiến sao cho xứng với sự hy sinh của thế hệ cha ông.

fb yt zl tw