Giáo sư Phan Huy Lê: “Phải bảo tồn bằng được lễ hội chọi trâu Đồ Sơn”

“Lễ hội chọi trâu đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, đã ăn sâu vào máu của người dân nên cần phải bảo tồn bằng mọi cách”, GS Lê cho biết.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng). Theo đó, ý kiến phát biểu của các nhà khoa học, chính quyền và đại diện người dân Đồ Sơn đều đồng ý giữ nguyên lễ hội chọi trâu.

Phó Chủ tịch Hội đồng di sản quốc gia - GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng, phủ nhận hay không thì chọi trâu Đồ Sơn vẫn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nó là đặc sản vùng miền, là “cái khác người” trong rất nhiều lễ hội hiện nay.

Hình ảnh trâu húc chủ tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn ngày 1/7.
Hình ảnh trâu húc chủ tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn ngày 1/7.

Chuyên gia di sản cho hay, nếu nghĩ đến việc tước bỏ lễ hội thì hãy trưng cầu ý kiến của người dân Đồ Sơn. Không thể vì một "tai nạn" hy hữu mà "ném đá hội đồng". 

“Nếu Bộ quyết dẹp lễ hội này thì trước hết hãy kỷ luật những người đề xuất và ký danh hiệu di sản văn hóa của chọi trâu Đồ Sơn”, GS Vũ Minh Giang nhấn mạnh.

Cùng quan điểm giữ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn với GS Giang, nhiều nhà khoa học tại tọa đàm kiến nghị tiếp tục duy trì lễ hội, di sản truyền thống này.

GS.TS Lê Hồng Lý (nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Văn hóa) nói, chủ trâu bị húc tử vong hồi đầu tháng 7 là sự cố. Tuy nhiên, nó giống như một “giọt nước tràn ly” nên bị dư luận phản ứng gay gắt.

Bàn về vấn đề này, Giáo sư Phan Huy Lê cho rằng, bằng mọi cách phải bảo tồn và giữ gìn lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.

“Lễ hội chọi trâu đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, đã ăn sâu vào máu của người dân nên càng phải bảo tồn. Lễ hội này không chỉ là đặc sản của Đồ Sơn mà còn là nét riêng của văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Con trâu là đầu cơ nghiệp nên lễ hội chọi trâu càng quan trọng. Nó đã đi vào đời sống văn hóa Việt Nam mấy trăm năm nay”, GS Phan Huy Lê khẳng định.

Ông đặt ra vấn đề cốt lõi hiện nay đối với lễ hội chọi trâu Đồ Sơn chính là công tác tổ chức của chính quyền địa phương.

“Mấy năm nay tôi đã thấy lễ hội này bắt đầu có hiện tượng bóp méo, biến tướng. Trâu chọi bị lạm dụng hình ảnh để kinh doanh, trục lợi. Việc trâu chọi bị làm thịt rồi đem bán như một món hàng không nằm trong bản chất của lễ hội chọi trâu truyền thống maà đây là vấn nạn xuất hiện theo thời gian, khi công tác tổ chức không được kiểm soát tốt. Tất cả những hiện tượng tiêu cực xung quanh lễ hội chọi trâu cần phải nhanh chóng được ngăn chặn”, GS Lê bày tỏ.

Về quan điểm bỏ lễ hội chọi trâu hay tước danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với lễ hội này, GS Phan Huy Lê cho rằng, đó là động thái quyết liệt của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, điều này ít nhiều đã gây nên những hoang mang trong dư luận.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Bích Hà
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Bích Hà

Chia sẻ tại buổi tọa đàm của Bộ VH-TT&DL, chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, ông Hoàng Xuân Minh cho biết khi có thông tin dừng lễ hội chọi trâu, nhiều người đã “ôm mặt khóc”. Thông qua cuộc trưng cầu ý kiến, tất cả người dân Đồ Sơn muốn lễ hội tiếp tục được tổ chức. Đại diện UBND quận Đồ Sơn khẳng định sẽ sửa đổi quy chế để đảm bảo an toàn.

Kết luận buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết: “Việc các nhà nghiên cứu đồng thuận cho rằng nên tiếp tục tổ chức lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn là tin vui, điều đáng mừng cho người dân Đồ Sơn nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Tuy nhiên,thời gian tới địa phương cần xem xét giải pháp đổi mới tổ chức lễ hội chọi trâu, như việc cần chỉnh quy mô lễ hội theo hướng thu gọn lại”.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những gánh hàng rong trên hè phố, những quán nhỏ bên lề đường. Từ món bún chả thơm lừng ở Hà Nội, ổ bánh mì giòn rụm ở Sài Gòn, cho đến tô phở nóng hổi buổi sáng, những món ăn này đã dần vượt qua biên giới, chinh phục thực khách quốc tế.

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Ngày 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch diễn ra khai mạc Triển lãm quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức.

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025 của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố Top 10 chung khảo của mùa giải năm nay với 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi. Trong top 10, có 1 tác giả là thiếu nhi và 1 tác giả có 2 tác phẩm vào vòng chung khảo.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

fb yt zl tw